Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Tướng Daniel Schaeffer đã lên tiếng

Tôi cho rằng có nhiều khả năng. Có thể là giàn khoan này sẽ tiếp tục được đưa tới vị trí hiện nay của giàn khoan Hải Dương-981. Cũng có thể giàn khoan này sẽ ở trong vùng biển gần đảo Hải Nam trước khi China rút giàn khoan Hải Dương-981. Hải Dương-981 không ở một vị trí kể từ khi được triển khai. Ít ngày sau khi được triển khai vào vùng biển gần Hoàng Sa, nó đã được kéo cách vị trí cũ 23 hải lý theo hướng Đông Đông Bắc. China có thể nói “chúng tôi không tìm thấy gì” và chúng sẽ kéo tới giàn khoan vị tới vị trí mới.




Cũng có khả năng giàn khoan thứ hai sẽ được kéo tới những lô dầu khí mà Việt Nam chưa khai thác. Ngoài ra, có khả năng khác là giàn khoan có thể được kéo tới vùng biển của Philippines, của Malaysia, hay vùng biển Indonesia, trong “đường 9 đoạn”. Tất cả các khả năng đều có thể, thậm chí là nó có thể được kéo tới Thái Bình Dương.

Có hai khả năng. Nếu giàn khoan được kéo tới Thái Bình Dương, trong trường hợp này, căng thẳng giữa Việt Nam và China có thể được giảm đôi chút. Khả năng thứ hai là giàn khoan nằm trong vùng biển của Việt Nam thì mối quan hệ giữa Việt Nam và China sẽ còn căng thẳng hơn, thậm chí là sau khi các quan chức cấp cao của hai bên, với phía China là Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, người từng là Bộ trưởng Ngoại giao China, đã gặp nhau vào ngày 18/6.

Tôi cho rằng kể từ năm 2006 China đã dùng chiến lược “chiếm dần từng bước”, nghĩa là thực hiện các bước đi cụ thể, vững chắc, không thể lay chuyển trên Biển Đông, để chiếm vùng biển này, để cuối cùng thế giới công nhận “đường lưỡi bò” là của chúng

Nhưng quan điểm này không thể chấp nhận được với các nước ASEAN, các nước có bờ biển giáp với Biển Đông và không thể chấp nhận với cả thế giới. Bởi chỉ cần nhìn vào châu Âu, chúng tôi có 6 công ty thương mại lớn hoặc là đi qua Biển Đông hoặc là có hoạt động trên Biển Đông, ví dụ như, tàu Viking 2 Việt Nam thuê của công ty Pháp, Bourbon Group, tập đoàn chuyên về các hoạt động trên biển, như cứu nạn, lắp đặt cáp dưới lòng biển…

Khi China chiếm các đảo trên Trường Sa, trong đó có đảo Gạc Ma, của Việt Nam, vào tháng 3/1988, cả thế giới thức dậy trong bất ngờ. Nhưng China đã có kế hoạch lâu dài để chiếm Biển Đông và cả Biển Hoa Đông. Chúng có rất nhiều chiêu trò. Chúng là “ảo thuật gia” với chiếc mũ mà mỗi lần chúng rút về chúng ta không biết chúng có gì trong mũ, trong túi quần, túi áo chúng, nhưng chúng ta luôn biết là có điều bất ngờ. Đó là lý do vì sao các nước phải lên tiếng mỗi khi China có động thái trên Biển Đông. Nếu các nước ASEAN khua trống “đủ lớn” thế giới sẽ lắng nghe và gây áp lực với China.

Vấn đề là China cố gắng giữ cho vấn đề Biển Đông chỉ là vấn đề khu vực, nhưng nó không thể là vấn đề khu vực được bởi từ ngày 9/5/2009, khi chúng đệ trình “đường 9 đoạn”, theo đó tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông lên Liên hợp quốc, thì tự bản thân vấn đề đã được quốc tế hóa rồi.

Tôi cho rằng đây có thể là phản biện chống lại China, không chỉ Việt Nam mà cả Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei có thể sử dụng. Các nước có thể nói: China không muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông nhưng sự quốc tế hóa đã được thực hiện bởi ít nhất 2 lần China đã gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên hợp quốc.

Tôi đã từng nói với đồng nghiệp của bạn ở Paris rằng Việt Nam là đất nước “trống đồng” nên tôi nghĩ các bạn hãy “gõ trống” để cả thế giới thấy được vấn đề. ASEAN cũng cần phải đoàn kết hơn để dẫn đầu cuộc vận động khắp thế giới chống lại China

Nếu cuộc khủng hoảng Ukraine đã không xảy ra thì có thể Mỹ và Nga sẽ mang lại sự cân bằng ở phương Đông và China có thể sẽ “bớt ầm ĩ” hơn như bây giờ.

Tôi cho rằng Việt Nam nên kiện China đúng như những gì Philippines đang làm, thách thức tính xác thực của “đường 9 đoạn” theo Luật quốc tế bởi “đường 9 đoạn” này cắt vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và các nước khác.

Việt Nam cũng nên hỏi thêm kinh nghiệm của Philippines. Sau khi China phê chuẩn Công ước luật biển, vào tháng 8/2006, chúng đã gửi tuyên bố loại bỏ một số trường hợp được đưa ra tòa án quốc tế, liên quan đến các vùng chồng lấn quy định đâu là vùng biển của chúng và của các nước láng giềng. Nhưng tuyên bố này không thể “che chắn” cho được mọi khả năng và Philippines đã tìm ra Phụ lục số 7 của Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) và Điều khoản 298 về khả năng đưa vụ việc ra tòa án quốc tế về Công ước luật biển.

Philippines có thể kiện “đường lưỡi bỏ” China lên tòa án quốc tế về luật biển là bởi họ biết họ tuân thủ theo luật của Liên hợp quốc. Việt Nam nên làm điều tương tự. China dĩ nhiên sẽ lớn tiếng phản đối, nói rằng “Việt Nam không tôn trọng luật biển quốc tế”, nhưng China thừa biết chúng mới là nước không tôn trọng và thừa biết các bạn, Việt Nam, cũng như Philippines và các nước khác mới là những nước tôn trọng luật biển.

Bằng chứng lịch sử tất nhiên có giá trị. Bản đồ “đường 9 đoạn” được in vào năm 1947. Nhưng phải đến tháng 5/2009 China mới gửi công hàm về “đường 9 đoạn” này lên Liên hợp quốc, tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Và nó được chính thức đưa ra sau khi China phê chuẩn UNCLOS. Cần phải xem xét đến việc China đưa công hàm về “đường 9 đoạn” sau khi phê chuẩn UNCLOS. Nếu China có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền của chúng, chúng đã đồng ý đứng ra trước tòa án quốc tế.

Trong một vụ kiện tòa án quốc tế luôn xem xét các bằng chứng lịch sử. Nhưng các bằng chứng lịch sử đó phải được chứng minh, được khẳng định bởi các chuyên gia có tiếng. China luôn nói đến bằng chứng lịch sử của “đường 9 đoạn” nhưng bằng chứng của chúng đâu?

Không tôi không nghĩ tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Cùng lắm là “nửa đụng độ”. Bởi nếu chiến tranh xảy ra, Mỹ buộc phải nhảy vào can thiệp và khi đó họ, cả Mỹ và China, sẽ tự phá hủy chính họ đúng theo nghĩa đen, như chúng ta đã từng trải qua trong Thế chiến II.

Hơn nữa các tuyến đường biển trên Biển Đông nhộn nhịp gấp 3 lần Kênh đào Suez, gấp 6 lần Kênh đào Panama. Hầu hết tàu thương mại tới China là đi qua những tuyến đường này. Sẽ không ai muốn có chiến tranh xảy ra.

Anh hùng Lê Mã Lương đã lên tiếng

Các chiến sĩ Hải quân đã thể hiện được ý chí tinh thần của các thế hệ cha ông ta. Đó là dù tay không hay bất cứ thứ gì trong tay cũng trở thành vũ khí tấn công giặc. Trận chiến giữ đảo Gạc Ma của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã nói nên đầy đủ ý chí, lòng tự tôn dân tộc, không chịu khuất phục trước kẻ thù.





Để đòi lại chủ quyền đối với đảo Gạc Ma, trước mắt Việt Nam phải khẩn trương xây dựng các thủ tục pháp lý để kiện China ra tòa án quốc tế. Chúng ta cũng biết rõ rằng, kiện China ra tòa là một việc làm hết sức khó khăn. Nhưng chúng ta có chính nghĩa và điều chúng ta sẽ giành được là cho nhân dân thế giới và cả nhân dân China thấy rõ hành động sai trái của China

Việc chúng ta kiện China ra tòa cũng sẽ khiến China lo sợ, giống như Philippines kiện China. Qua đó ta thấy Philippines đã buộc được China phải có thái độ ứng xử với họ mềm mại hơn.

Đảo Gạc Ma nằm ở cửa ngõ quần đảo Trường Sa nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì đảo Gạc Ma có tầm quan trọng rất đặc biệt nên sau khi China chiếm được đảo Gạc Ma, chúng đang tiến hành xây dựng sân bay tại đó sau sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm. Từ đó China có thể khống chế toàn bộ khu vực biển Đông.

Để làm được điều đó không hề đơn giản. Nhưng theo tôi, một khi China làm được những điều đó, chúng sẽ vươn xa hơn; đó là thực hiện ý đồ khống chế cửa biển Malacca - một cửa biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng với thế giới. China có thực hiện được ý đồ này hay không còn phụ thuộc vào Việt Nam, ASEAN và các nước trên thế giới.

Theo tôi, với tình hình hiện nay, China sử dụng lực lượng tàu cỡ lớn hùng hậu và chủ động tấn công tàu của ta; nếu tránh được thì các lực lượng thực thi pháp luật của ta nên cố tránh để không bị tổn hại về kinh tế cũng như tinh thần. Về mặt đấu tranh, không để cho China thực hiện ý đồ chia cắt các đội hình tàu của ta. Chúng ta phải thể hiện được ý chí bám biển bất kể ngày đêm; khẳng định bảo vệ chủ quyền của dân tộc.

Trong thời gian qua, lực lượng thực thi pháp luật của ta đã thực hiện rất tốt về mặt chiến thuật và đã làm đúng với ý đồ chỉ đạo, đó là điều rất đáng khen ngợi. Nếu chúng ta chỉ có một hành động nhỏ đáp lại China trên biển, chúng sẽ lớn tiếng vu vạ vấn đề sang một hướng khác. Tôi thấy thời gian qua các lực lượng thực thi pháp luật của ta đã hết sức kìm chế, không để China thực hiện được ý đồ khiêu khích, không mắc bẫy China. Nói cách khác, sự kiên trì trong đấu tranh hòa bình của ta để chống lại sự hung hăng, khiêu khích có ý đồ của China trong thời gian qua đã làm nản lòng China và chúng ta đã tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới. Theo tôi, đến thời điểm này bước đầu chúng ta đã thắng China trên biển Đông.

Tạo hóa đã ban cho Việt Nam một “ông hàng xóm” rất “vĩ đại” nhưng hành động thì bất chấp, ngỗ ngược và rất khó chịu, lại hay gây khó khăn với chúng ta. Chúng ta phải khôn khéo làm sao thể hiện được sự chung sống hòa hợp, hòa bình với chúng. Nhưng mọi cái đều có giới hạn. Nếu China làm phương hại đến lòng tự hào, tự tôn dân tộc và xâm phạm chủ quyền của dân tộc Việt Nam thì nhân dân Việt Nam cũng sẽ quyết đứng dậy để giành lấy quyền tự quyết của mình.

Đây là cơ hội tốt nhất để chúng ta hiểu rõ về China và phải đánh giá lại về quan hệ mọi mặt đối với China. Hơn bao giờ hết, chúng ta cũng phải xem lại “cái đồng chí” “cái tình bạn” với China. Khi phải sống cạnh China chúng ta phải hết sức cảnh giác và phải sống hòa bình với China; dù hòa bình mỏng manh thì chúng ta cũng phải cố giữ trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Vấn đề nữa, chúng ta phải lường trước được âm mưu, thủ đoạn tiếp theo và phải phân tích được âm mưu thủ đoạn ấy để ta có đối sách thích hợp. Chủ động trong các tình huống và phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác để không bị cuốn theo China. Đối với China chúng ta phải “chủ động, chủ động hơn nữa; tỉnh táo, tỉnh táo hơn nữa”

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Thẩm phán Antonio Carpio đã lên tiếng

Thẩm phán Antonio Carpio của Tòa án Tối cao Philippines sau khi nghiên cứu các bản đồ China cổ đại, đã gọi tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền với 90% biển Hoa Nam, là 'vụ ngụy tạo lịch sử khổng lồ'.


Thẩm phán Carpio tuyên bố rằng ông đã nghiên cứu 72 bản đồ cổ, trong đó 15 bản có xuất xứ China. Theo lời ông trên các bản đồ thời nhà Tống (960-1279), nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1912), đảo Hải Nam luôn được ấn định là vùng lãnh thổ cực nam của China. Toàn bộ các bản đồ hiện được bảo quản dành cho tiếp cận công khai trong Thư viện Hoa Kỳ.



Thẩm phán Philippines nhấn mạnh sự cần thiết dựa trên những cứ liệu lịch sử chân thực để phản bác tuyên bố của China về biển Hoa Nam, bởi chính quyền Bắc Kinh đang dùng lối bóp méo sự thật để hình thành ý kiến ​​công chúng đồng thời tuyên bố sẵn sàng dùng vũ lực bảo vệ quyền chủ quyền China

Em muốn người Trung Quốc hãy mở giàn khoan đó ra... và... và... để cho đất nước Việt Nam của mình ngày càng xinh đẹp hơn :x

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Nghị sỹ Miloslav Ransdorf đã lên tiếng


Tôi không thể tin nổi Trung Quốc lại hành xử như vậy trên Biển Đông. Khi biết tin giàn khoan Hải Dương 981 được hạ đặt ở gần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tôi hết sức phẫn nộ



Rõ ràng Trung Quốc đã vi phạm Công ước quốc tế về luật biển, vi phạm các thông lệ quốc tế về an ninh, an toàn hàng hải mà cụ thể ở đây là khu vực Biển Đông. Tôi cho rằng, bất cứ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ đều bình đẳng trước luật pháp quốc tế và có trách nhiệm, lợi ích chung về biển đảo.

Ngay từ thời tổng thống Mỹ George Bush còn cầm quyền, Trung Quốc cũng từng có xung đột trên biển với Mỹ. Chính quyền Trung Quốc luôn có những hành động gây căng thẳng trong quan hệ với các nước, nhất là về vấn đề lãnh thổ

Tôi nghĩ vấn đề cốt lõi ở đây là bài toán năng lượng. Trung Quốc đang thiếu hụt năng lượng khủng khiếp. Hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD mà Bắc Kinh ký kết với Matxcơva là minh chứng rõ rệt cho điều này: Trung Quốc đang quá thiếu năng lượng để phát triển kinh tế.

Tôi xem nhiều báo cáo tài chính và được biết Bắc Kinh đang đối mặt tỷ lệ nợ công lên đến 215%, nếu không giải quyết được vấn đề này thì khó mà thực hiện ‘Trung Quốc mộng’ như nước này vẫn nói.

Do đó, dầu khí là chìa khóa duy nhất giúp Trung Quốc giải quyết vấn đề năng lượng phục vụ phát triển kinh tế. Trữ lượng dầu khí ở Hoàng Sa, Trường Sa được cho là rất lớn nên Trung Quốc luôn hướng sự chú ý vào đây.

Tôi có xem những video clip cho thấy tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam một cách hết sức dã man. Lối hành xử như vậy của Trung Quốc là điều không thể tin nổi. Tôi thậm chí đã không thể tin vào mắt mình khi thấy tàu Việt Nam bị chìm sau cú đâm của tàu Trung Quốc.

Bắc Kinh là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhưng chúng không hề chứng tỏ được sự gìn giữ hòa bình. 

Tôi biết Trung Quốc luôn kêu gọi hợp tác quốc tế, kêu gọi hòa bình, nhưng chúng chỉ nói như vậy mà hành động thì ngược lại. Thế giới này có lẽ không ai tin được Trung Quốc sau những gì chúng làm một tháng vừa qua ở Hoàng Sa.

Nhiều năm qua, các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc luôn xây dựng hình ảnh một quốc gia trỗi dậy hòa bình. Ngôn từ này thường được sử dụng trên trường quốc tế mỗi khi Trung Quốc có cơ hội nói về điều đó.

Nhưng ngày nay đã khác hẳn, tôi nghĩ rằng, có lẽ Trung Quốc cảm thấy việc xây dựng hình ảnh đã qua, nay là lúc bộc lộ thực lực.

Cá nhân tôi chia các lãnh đạo làm hai loại: Loại thứ nhất là những con cáo già, không từ thủ đoạn để đạt được mục đích; Loại thứ hai là những con sư tử, dùng sức mạnh vượt trội để đạt được mục đích. Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam hoàn toàn khác, đó là con người dùng đạo đức và trí tuệ để mang lại hạnh phúc cho nhân dân.

Tôi nghĩ Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo như thế cho thấy chúng đã lộ rõ bản chất cáo già của mình. Trong hoàn cảnh như vậy, việc Việt Nam dùng các biện pháp hòa bình là vô cùng khôn khéo.

Các bạn đã cho cả thế giới thấy bộ mặt thật của Trung Quốc, dư luận quốc tế cũng đánh giá rất cao cách hành xử kiềm chế của Việt Nam.

Nhiều đồng nghiệp của tôi ở Liên minh châu Âu EU cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực hòa bình, giải quyết vấn đề theo luật pháp quốc tế.

Châu Âu đang tập trung chú ý vào tình hình ở Ukraine. Những diễn biến ở Crưm và mới đây là Donetsk và Lugansk – những nơi đòi tách khỏi Ukraine để gia nhập Nga đang là mối quan tâm hàng đầu. Do đó, vấn đề Biển Đông, theo tôi đang bị ‘mờ đi’ ở nghị trường.

Nhưng tôi cho rằng sẽ đến lúc châu Âu có tiếng nói chính thức về vấn đề này. Đây là một tiền lệ hết sức nguy hiểm và rõ ràng không ai muốn nó lại tiếp tục xảy ra. Việt Nam và EU lâu nay có mối quan hệ rất tốt, tôi tin rằng Việt Nam sẽ tranh thủ được sự ủng hộ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong hoàn cảnh hiện tại, các chính sách ngoại giao của Việt Nam là rất đáng hoan nghênh bởi sự kiềm chế, ôn hòa. Các bạn có tiếng nói của chính nghĩa, và chính nghĩa thì bao giờ cũng thắng.

Rất khó đoán được ý định của Trung Quốc, nhưng tôi nghĩ cho dù có thế nào đi nữa, Trung Quốc cũng không dám một mình thách thức dư luận thế giới.

Nước này sẽ phải rút giàn khoan bởi một khi hành xử hung hăng, vô nhân đạo như thế, sẽ không nước nào muốn hợp tác làm ăn với Trung Quốc.

Hình ảnh của Bắc Kinh tại Liên Hợp quốc đang rất xấu trong mắt các thành viên của tổ chức lớn nhất thế giới này. Tôi còn nhớ năm 1972, khi Mỹ ném bom rải thảm miền Bắc, dư luận khắp nơi và ngay chính tại nước Mỹ cũng dấy lên làn sóng ủng hộ Việt Nam.

Việc người Việt Nam anh dũng chiến đấu và những hình ảnh cho thấy sự tàn phá kinh hoàng của bom đạn Mỹ và những cuộc biểu tình khắp nơi đã góp phần khiến Mỹ chùn bước.

Tôi nghĩ một làn sóng tương tự cũng sẽ xảy ra ở Liên Hợp quốc, nhiều nước sẽ chất vấn Trung Quốc vì sao hành xử theo kiểu chà đạp luật pháp và vô nhân đạo như vậy. Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc dám tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam nếu vấn đề được đưa ra ở Liên Hợp quốc.

Các học giả Mỹ và Italy cho rằng nếu muốn trỗi dậy, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự đối kháng mạnh mẽ từ phía Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam. Nếu ba quốc gia này liên kết lại, Trung Quốc sẽ khó mà dám tiếp diễn hành động hung hăng.

Như tôi đã nói, Việt Nam đã cực kỳ khéo léo để giải quyết vấn đề và được nhiều nước tôn trọng bởi cách ứng xử hòa bình. Việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế cũng là một biện pháp ôn hòa và được thế giới công nhận.

Tôi vẫn cho rằng năng lượng là nguyên nhân chủ yếu. Như tôi được biết, năm 1974, Trung Quốc lợi dụng lúc Việt Nam đang kháng chiến chống Mỹ để dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa.

Tôi còn được biết rằng từ xưa đến nay, nhiều nước trên thế giới và khu vực đều thừa nhận chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa. Khi Việt Nam khẳng định chủ quyền với hai quần đảo này đã không gặp phải sự phản đối nào, trừ của Trung Quốc.

Luật pháp quốc tế không công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc. Tôi muốn nhắc lại là các bạn Việt Nam có tiếng nói của chính nghĩa. Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam rồi nay lại nói là của chúng thì rõ ràng đây là việc không thể chấp nhận nổi.

Tôi vừa tái đắc cử nhiệm kỳ 5 năm, hiện tại đang là lúc Nghị viện bầu các thành viên cho những Ủy ban trong Nghị viện.

Sắp tới tôi sẽ nói chuyện với các đồng nghiệp ở Nghị viện châu Âu về vấn đề này. Tôi tin rằng Việt Nam sẽ giành được sự tôn trọng, ủng hộ ở châu Âu không chỉ bởi chúng ta là đối tác tốt lâu nay mà còn bởi cách ứng xử ngoại giao hòa bình của Việt Nam.

Vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được nêu ra ở Nghị viện châu Âu sau khi tình hình ở Ukraine dịu bớt. Tôi sẽ nói với các đồng nghiệp của mình về tình hình hiện tại ở Biển Đông và sẽ nêu vấn đề này ở Ủy ban đối ngoại của Liên minh châu Âu EU.


Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Phải lập Bảo tàng chứng tích tội ác của Trung Quốc


Sau khi chiếc tàu cá ĐN 90152 bị tàu Trung Quốc cố tình đâm chìm được đưa về bờ, xem con tàu tan nát, không ai có thể kìm được sự phẫn nộ. Đây là bằng chứng tội ác của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam.



Nhìn chiếc tàu, ai cũng có thể khẳng định, 10 thủy thủ Việt Nam sống sót được chỉ là sự kỳ diệu. Phóng viên Euan Mc Kirdy của CNN đi thực tế tại hiện trường đã cho rằng, thủy thủ sống sót sau khi bị tàu Trung Quốc tấn công, đâm chìm tàu là điều vô cùng may mắn.

Bà Huỳnh Thị Kim Hoa đã bật khóc khi nhìn thấy con tàu, tài sản gần 5 tỉ đồng của bà trở thành một đống gỗ vụn. Bà khóc vì tán gia bại sản và khóc vì sự uất ức, căm giận bọn côn đồ. Đã thế, Tân Hoa Xã còn đưa tin tàu cá Việt Nam bị chìm là do “xô đẩy” với tàu cá Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc đã nhầm rất to khi sử dụng quỷ kế tiêu diệt trên biển để làm cho ngư dân Việt Nam sợ hãi bỏ ngư trường. Hãy nghe bà Hoa cho phóng viên CNN biết ý chí của người Việt Nam: “Chúng tôi chắc chắn sẽ quay trở lại ngư trường ở Hoàng Sa vì đây là ngư trường truyền thống và dồi dào của chúng tôi”

Chính cái giàn khoan HD 981, chính cuộc xâm lược mới này của Trung Quốc đã đánh thức tinh thần yêu nước trong toàn dân, đã làm cho ngư dân Việt Nam trưởng thành hơn trong nhận thức và tinh thần bảo vệ chủ quyền.

Nhưng cũng từ chiếc tàu ĐN 90152, cho thấy cần phải lập một bảo tàng chứng tích tội ác của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam. Những chiếc tàu cá của ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc tấn công hư hại toàn bộ như ĐN 90152 nên để nguyên hiện trạng, đưa vào bảo tàng, kèm theo những hình ảnh, video clip quay được ở hiện trường để đảm bảo tính trung thực.

Từ trước đến nay, Trung Quốc đã tấn công nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam, có trường hợp bắn cháy cabin tàu, nhưng ngư dân đem về sửa chữa, coi như xóa vết tích. Đúng ra, với những trường hợp có thể sửa chữa để tận dụng khai thác, thì trước đó phải quay phim, ghi hình, để đưa vào trưng bày trong bảo tàng.

Bảo tàng đó sẽ cho người dân Việt Nam hôm nay, con cháu mai sau thấy rõ tội ác của quân xâm lược Trung Quốc, sẽ thấy rõ sự “viển vông”, “mơ hồ” của 4 tốt và 16 chữ vàng.

Bảo tàng đó sẽ là nguồn cung cấp thông tin cho phóng viên trong nước và quốc tế, các cá nhân và tổ chức nước ngoài tham quan, để thế giới biết được sự thật về hành động tàn bạo của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam