Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Thạc Sĩ Vũ Hải Thanh đã lên tiếng

Giáo sư Trần Văn Giàu, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ - người dành cả cuộc đời nghiên cứu về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam đã rút ra nhận định: “Văn hóa dân tộc ta có một sức mạnh lớn, lớn phi thường. Những kẻ địch của của dân tộc Việt Nam cũng đã nhận thấy như thế, nhận thấy mà không làm gì được, không đánh bại nổi… Chính ông Mc Namara, đông đảo tướng tá, chính khách Mỹ, tất cả các nhà báo đều từng thừa nhận rằng Mỹ thua Việt Nam về văn hóa”[1].

Hai vị Đại hiệp tiếng tăm lừng lẫy thế giới của Việt Nam

Văn hóa dân tộc là mạch nguồn sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo 

Khi khai quật những ngôi mộ cổ ở Việt Nam, dù chủ nhân của nó thuộc tầng lớp nông dân, thợ thủ công hay quan lại, vua chúa, thì các nhà khảo cổ học, văn hóa học không chỉ tìm thấy đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức mà còn tìm thấy công cụ sản xuất và vũ khí: lưỡi cày, cái cuốc, cái đục… cùng với ngọn giáo, dao găm, mũi tên đồng…

Điều đó chứng tỏ người Việt (từ người đứng đầu đất nước đến mỗi người dân) luôn có ý thức thường trực trong nét văn hóa ứng xử: lao động gắn liền với đấu tranh, dựng nước đi đôi với giữ nước… Ngay cả khi chuẩn bị về với thế giới vĩnh hằng, người Việt xưa vẫn luôn suy nghĩ phải “mang theo” công cụ để sản xuất và vũ khí để chiến đấu chống quân thù, với tâm niệm “sống sao thác vậy”. Như thế đủ thấy văn hóa giữ nước đã hằn sâu trong tâm trí người Việt từ bao đời nay.

Việt Nam là một quốc gia đất không rộng, người không đông, lại nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối thông thương của khu vực, châu lục và thế giới, giàu có về tài nguyên thiên nhiên nên luôn là đối tượng bị các nước lớn nhóm nhó, lấn chiếm, xâm lược. Đứng trước những kẻ thù to lớn, hung bạo và thâm độc nhất thế giới trong các thời đại; đồng thời nhận thức rõ quy luật nghiệt ngã của đấu tranh vũ trang là “mạnh được yếu thua”.

Từ hàng ngàn năm trước, cha ông ta đã xác định phải huy động sức mạnh toàn dân tộc, của mọi người dân để xây dựng đất nước, để chống giặc ngoại xâm. Tiêu biểu như chủ trương cả nước đánh giặc “cử quốc nghênh địch”, “trăm họ là lính”, “động vi binh, tĩnh vi dân”… Từ đó, hình thành nên nét văn hóa giữ nước trong từng người dân Việt, với suy nghĩ “nước mất thì nhà tan” và hình thành quyết tâm đánh giặc giữ nước của mọi tầng lớp nhân dân, bất kể già, trẻ, gái, trai.

Với tiếng hô “Đánh” vang dội của các bô lão tại Hội nghị Diên Hồng, với hàng vạn cánh tay xăm chữ “Sát Thát” vung cao gươm giáo sáng lòa của tướng sỹ nhà Trần; với câu chuyện người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản luyện võ, hội quân đánh giặc với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ân”; với các nữ tướng Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Nguyễn Thị Định… với tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”…

Trên thế giới này có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam, trong mấy ngàn năm lịch sử đã có hơn 1000 năm phải phải trực tiếp cầm vũ khí chống ngoại xâm? Nếu chỉ tính từ khi có sử liệu ghi chép rõ ràng thì từ cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược đến nay, 22 thế kỷ, dân tộc ta đã phải trực tiếp kháng chiến suốt 13 thế kỷ, trong đó có khoảng 100 cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và hơn 10 cuộc kháng chiến để giữ nước.

Trong thời Cổ đại và Trung đại, tất cả các triều đại phong kiến thống trị ở phương Bắc: Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh - các đế chế mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ - ít nhất là một lần, nhiều là ba lần, xâm lược, thống trị nước ta.

Khi không trực tiếp gây chiến tranh xâm lược thì chúng cũng thường xuyên nhòm ngó, khiêu khích, lấn chiếm, gây mất ổn định đối với nước ta. Đến thời cận hiện đại sau này, dân tộc ta từng phải đương đầu với những đối phương đế quốc xâm lược mạnh bậc nhất thế giới: Pháp, Nhật, Mỹ, Tàu

Một dân tộc sinh ra và phát triển trong cuộc vật lộn cam go, quyết liệt mang tính sinh tồn, trải qua nhiều biến cố to lớn như vậy, cho nên mọi hoạt động vật chất, tinh thần của dân tộc ta luôn phải tuân theo quy luật xuyên suốt: dựng nước đi đối với giữ nước. Điều đó khiến cho nhân dân Việt Nam sớm hình thành lòng yêu nước, làm cho truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam chứa đựng những tư tưởng, tình cảm, văn hóa giữ nước sâu sắc.

Lịch sử thế giới đã phải ghi nhận: Khi các quốc gia - dân tộc khắp châu Á, châu Âu, từ các quốc gia nhỏ bé đến các quốc gia đất rộng, người đông, luôn tự xưng là trung tâm Thiên hạ, coi các nước xung quanh là man di, mọi dợ… đều phải quỳ gối thần phục quân Mông Nguyên, thì chính dân tộc Việt Nam, tuy là nước nhỏ, dân ít đã dũng cảm đứng lên ba lần đánh bại quân Nguyên Mông. 

Kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thắng lợi, có lần sứ giả ta là Đào Tử Kỳ sang sứ Nguyên, Thượng thư bộ Lễ nhà Nguyên Trương Lập Đạo tiếp. Sau khi nêu sức mạnh vô địch của nhà Nguyên, nói rõ trên một nửa thế giới đã nằm trong bản đồ đế chế Nguyên, chỉ có nước An Nam là nước duy nhất chống lại, Trương Lập Đạo nói tiếp: “Vua tôi nước ngươi thật như ếch ngồi đáy giếng, coi trời nhỏ. Hỏi rằng được bao nhiêu sức người sức của, có địa lợi hiểm yếu gì mà dám chống lại thiên triều. Thành Thăng Long nhỏ bé kia của nước ngươi, quân thiên triều tới chỉ một cái đạp nữa là san bằng”.

Sứ giả ta, người đại diện cho dân tộc chiến thắng đã khảng khái trả lời: “Các ông là nước lớn, chúng tôi là nước nhỏ, chúng tôi chỉ muốn yên ổn, không bao giờ muốn sinh sự, chỉ vì các ông cậy người đông sức mạnh, đến chực đè đầu cưỡi cổ chúng tôi. Vì lẽ phải giữ mình chúng tôi phải chống lại. Người xưa có câu “trong chiến tranh lý thẳng thì thắng, lý cong thì thua”, chúng tôi vì tự vệ nên chúng tôi thắng; các ông vì cướp đoạt nên các ông thua. Đó là lẽ tất nhiên, không thể cậy thế mạnh thế yếu, nước to nước nhỏ mà bàn được. Thành Thăng Long kia là thành nhỏ để phòng những kẻ trộm cướp vặt, phá tan nào có khó gì. Còn như để chống với kẻ địch bên ngoài đến cướp nước chúng tôi, thì chúng tôi đã có một tòa thành vững vàng như núi, không kẻ nào phá được, đó là sức mạnh của toàn thể quân dân chúng tôi”[2].

Anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh đã khái quát như sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”[3].

Ngày nay, thế giới đã dần hiểu rõ về truyền thống và sức mạnh của văn hóa Việt Nam trong tổng thể cấu thành truyền thống và sức mạnh giữ nước của dân tộc Việt Nam:

Brenman, giám đốc cơ quan nghiên cứu kế hoạch chiến tranh không quân của Mỹ trước đây cũng đã từng phải công nhận: “Trong khi các nhà lãnh đạo nước Mỹ càng ngày càng đặt nhiều hy vọng vào kỹ thuật để khuất phục Đông Dương, thì các lực lượng kháng chiến lại tìm thấy sức mạnh chủ yếu của họ ở chỗ khác: trong tiềm lực văn hóa và tinh thần của nhân dân họ”[4].

Ngày 03 tháng 3 năm 2001, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng đoàn đại biểu chính phủ Nga đến thăm Văn miếu Quốc tử giám (trong chuyến thăm chính thức Việt Nam) đã ghi vào sổ vàng lưu niệm: “Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa cổ kính và có truyền thống nhất trên thế giới. Trên cơ sở phát huy truyền thống văn hóa phong phú đó, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ giải quyết mọi vấn đề của đất nước mình với với sự khâm phục của thế giới”[5].

Đoan Môn - cửa chính đi vào Hoàng thành Thăng Long xưa

Thách thức của thời cuộc

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ của dân tộc ta đã chứng minh cho những kẻ thù hùng mạnh, bạo tàn, tham lam, gian manh và thâm độc nhất thế giới thấy, chúng sẽ thất bại nhục nhã và phải cuốn gói về nước nếu chúng manh tâm xâm lược đất nước ta. Tuy nhiên, vẫn còn có những kẻ chưa từ bỏ dã tâm xâm lược, lấn chiếm đất nước ta.

Hiện nay, khi tình hình biển Đông đang tiềm ẩn những mối nguy cơ hệ trọng, China từng đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta. Nó nằm trong mưu đồ từng bước độc chiếm biển Đông của China. Chúng đã từng dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ năm 1956, năm 1974 và một phần quần đảo Trường Sa vào năm 1988…

Giai đoạn hiện nay Việt Nam đang đứng trước thử thách lịch sử phải bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Trước tình hình đó, toàn thể dân tộc Việt Nam đang sinh sống ở trong nước cũng như ở nước ngoài, cần phát huy văn hóa dân tộc như một sức mạnh to lớn để giữ nước. Vì bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế nằm trong công cuộc giữ nước ngàn đời của dân tộc ta, do pháp luật và công ước quốc tế quy định.

Là hành động mang ý nghĩa văn hóa, nhân văn cao cả. Đó là hành động bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân tộc Việt Nam, giữ gìn lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc mà ông cha ta đã có công khai phá từ thời còn vô chủ giữ gìn chủ quyền bằng mồ hôi công sức và cả bằng máu của mình.

Đó còn là để bảo vệ lợi ích của nhân dân Việt Nam trong hiện tại và con cháu đời sau. Là hành động bảo vệ quyền bình đẳng, lòng tự tôn dân tộc, thể diện quốc gia, phẩm giá con người Việt Nam, bảo vệ các giá trị văn hóa, văn minh chung của nhân loại - các giá trị được ghi nhận trong luật pháp quốc tế.

Đồng thời chống lại mọi âm mưu và hành động của của các thế lực đang âm mưu xâm lược biển đảo. Năm 1988, giặc Tàu đã giết hại 64 chiến sỹ, đa số là bộ đội công binh của ta không mang theo vũ khí, đang xây dựng công trình ở đảo Gạc Ma, chiếm đoạt chủ quyền và tài nguyên quốc gia của chúng ta.

Cuộc đấu tranh cũng chính là việc chống lại cái ác, cái dã man, cái tham lam bất chính, bất chấp luật pháp quốc tế của các thế lực bành trướng lãnh thổ, chống lại những gì phản văn hóa, văn minh, vô nhân đạo mà những thế lực này gây ra.

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với biển đảo của Tổ quốc. Trong quá trình ấy cần phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong hành động giữ vững chủ quyền.

Cần tuyên truyền để nhân dân ta, nhân dân thế giới thấy rõ sự chính nghĩa của chúng ta. Đồng thời thấy rõ hành động của thế lực muốn xâm chiếm là phi nghĩa, phản văn hóa, vô nhân đạo, bất chấp luật pháp quốc tế.

Đứng trước giai đoạn bắt đầu nổi lên những “giông bão” của lịch sử dân tộc, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc đòi hỏi mỗi người dân đất Việt phải luôn am hiểu và phát huy truyền thống văn hóa giữ nước của dân tộc.

Nhân lên nhiều hơn nữa lòng yêu nước nồng nàn, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”; nâng cao ý thức cộng đồng, cố kết dân tộc trong mối liên hệ mật thiết giữa cá nhân - gia đình - họ tộc - làng xã - đất nước trong khối đại đoàn kết dân tộc.

Làm cho nhân dân tiến bộ trên thế giới thấy được sự chính nghĩa và tính nhân văn cao cả trong văn hóa giữ nước của dân tộc ta như lời Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Đồng thời cần nghiên cứu, học tập và vận dụng sáng tạo nghệ thuật đánh giặc độc đáo của cha ông ta, để biết đánh và biết thắng mọi kẻ thù xâm lược

---------------------------------
Tài liệu tham khảo:

[1] Bản sắc dân tộc trong văn hóa văn nghệ (in lần thứ 2), Nxb Văn học và Trung tâm nghiên cứu quốc học, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr.30-32

[2] Phạm Ngọc Phụng, Tổ tiên ta đánh giặc, Tư liệu Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng.

[3] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb Chính Trị Quốc Gia , Hà Nội, 1995, tr.171.

[4] Việt Nam - Lương tâm của thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1985, tr.307.

[5] Nguyễn Thế Long, Các nguyên thủ quốc gia nói gì về Văn miếu Quốc tử giám - An ninh thế giới cuối tuần, số 14, ngày 13.01.2002.

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Khởi động đen hệ thống điện miền Nam

O. Các từ viết tắt



- HTĐ: Hệ thống điện

- NMĐ: Nhà máy điện
- NM: Nhà máy
- MBA: Máy biến áp
- MBT: Máy biến thế
- TBA: Trạm biến áp
- MC: Máy cắt
- TĐ: Thủy điện
- NĐ: Nhiệt điện
- GT: Gas turbine
- KCN: Khu công nghiệp
- UBND: Ủy ban nhân dân

HTĐ miền Nam có các NMĐ có khả năng khởi động đen theo điều kiện quy định trong Quy định khởi động đen và khôi phục HTĐ, bao gồm các NMĐ: Trị An, Đa Nhim, Hàm Thuận, Đại Ninh, Thác Mơ, Bắc Bình, GT: Cần Thơ, Thủ Đức, Bà Rịa.

I. Nguyên tắc khôi phục HTĐ

- Nhanh chóng khôi phục việc cung cấp điện cho hệ thống tự dùng của các NMĐ, TBA và khách hàng sử dụng điện bị mất điện. Việc khôi phục cấp điện cho khách hàng căn cứ theo thứ tự ưu tiên đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định 

- Khôi phục theo từng khu vực vận hành độc lập (còn gọi là đảo. Chỉ khôi phục khu vực nào có điểm hòa với hệ thống) bằng cách khởi động các tổ máy phát và khôi phục trạm điện của các NMĐ khởi động đen, khôi phục các xuất tuyến 220kV, 110kV và trạm điện liên quan

- Khôi phục phụ tải trạm điện theo thứ tự ưu tiên và theo yêu cầu về điều chỉnh điện áp và tần số, đảm bảo hoạt động ổn định các tổ máy phát của các NMĐ khởi động đen, không gây quá tải, quá áp cho các đường dây, MBA 

- Hoà điện các NMĐ tách lưới giữ tự dùng, NMĐ tách lưới phát độc lập với HTĐ, NMĐ khởi động đen cung cấp độc lập khu vực lân cận 

II. Phương án 1: Khôi phục HTĐ miền Nam từ NM TĐ Trị An 

1. Khởi động đen 1 tổ máy TĐ Trị An theo quy trình khởi động đen của NM, khôi phục thanh cái 220kV, khởi động và hòa điện các tổ máy còn lại của nhà máy TĐ Trị An. Khôi phục thanh cái, các xuất tuyến 110kV và trạm điện liên quan: 

- Trị An → Phú Giáo, Đồng Xoài, Vedan 2, Phước Long, Thác Mơ, TĐ Đăk Glun, Bù Đăng, Lộc Ninh, TĐ Cần Đơn 
- Trị An → Thạnh Phú, Tân Hòa, Sông Mây 
- Trị An → Kiệm Tân, Định Quán, Tân Phú, Đạ Tẻh 

2. Khôi phục Đảo Đa Nhim: Khởi động đen 1 tổ máy TĐ Đa Nhim theo quy trình khởi động đen của NM, khôi phục thanh cái 220kV và 110kV Đa Nhim, khởi động và hòa điện các tổ máy còn lại. Khôi phục các xuất tuyến 110kV và trạm điện liên quan 

- Đa Nhim → Suối Vàng, Đà Lạt 2, Đà Lạt 1 
- Đa Nhim → Đơn Dương 
- Đa Nhim → Ninh Sơn, Tháp Chàm, Ninh Hải 
- Đa Nhim → TĐ Sông Pha 

Sẵn sàng hòa điện với HTĐ tại ngăn MC 271 Đa Nhim khi lưới điện 220kV khôi phục đến Đa Nhim. 

3. Khôi phục Đảo Bà Rịa: Khởi động đen 1 tổ máy GT Bà Rịa 110kV theo quy trình khởi động đen của NM, khôi phục thanh cái 110kV Bà Rịa, khởi động và hòa điện các tổ máy còn lại. Khôi phục các xuất tuyến 110kV và trạm điện liên quan 

- GT Bà Rịa → Bà Rịa, Ngãi Giao, Long Đất 
- GT Bà Rịa → Đông Xuyên, Vũng Tàu, Thắng Tam 

Khôi phục thanh cái 220kV GT Bà Rịa, khởi động và hòa điện các tổ máy GT 220kV, sẵn sàng hòa điện với HTĐ tại ngăn MC 271 hoặc 272 Bà Rịa khi lưới điện 220kV khôi phục đến NMĐ Bà Rịa. 

4. Khôi phục Đảo Cần Thơ: Khởi động đen 1 tổ máy GT Cần Thơ theo quy trình khởi động đen của NM, khôi phục thanh cái 110kV Trà Nóc, khởi động và hòa điện các tổ máy còn lại. Khôi phục các xuất tuyến 110kV và trạm điện liên quan 

- Trà Nóc → MBT T2 Cần Thơ, KCN Hưng Phú, Châu Thành, Phụng Hiệp 
- Trà Nóc → Long Hòa, MBT T1 Cần Thơ 
- Trà Nóc → Bình Thủy 

Khôi phục thanh cái 220kV Trà Nóc, sẵn sàng hòa điện với HTĐ tại ngăn MC 271 hoặc 272 trạm Trà Nóc khi lưới điện 220kV khôi phục đến trạm Trà Nóc. 

5. Hướng khôi phục các trạm Long Bình, Sông Mây, Bảo Lộc, Hàm Thuận, Đa Mi, Xuân Lộc 2, Di Linh, Đa Nhim, Đại Ninh, Long Thành, Phú Mỹ 1, Nhà Bè, Tao Đàn, NMĐ Formosa, Phan Thiết 2 

- Trị An → Sông Mây→ Long Bình → Bảo Lộc → Hàm Thuận → Đa Mi 

- Bảo Lộc → Di Linh → Đại Ninh 

- Di Linh → Đa Nhim (hòa điện Đảo Đa Nhim

- Long Bình → Long Thành → Phú Mỹ 1 → Phú Mỹ 21 

- Phú Mỹ 1 → Bà Rịa (hòa điện Đảo Bà Rịa

- Phú Mỹ 1 → Nhà Bè → Tao Đàn 

- Long Thành → NMĐ Formosa 

- Hàm Thuận → Phan Thiết 2 

- Long Thành ↔ Hàm Thuận (khép vòng) 

- Long Thành → Xuân Lộc 2 ↔ Đa Mi (khép vòng) 

6. Hướng khôi phục các trạm Bình Hòa, Hóc Môn, Phú Lâm, Bà Rịa, Thủ Đức, Cát Lái, Nhơn Trạch 1&2, Bình Chánh 

- Trị An → Bình Hòa → Hóc Môn → Thủ Đức → Cát Lái ↔ Phú Mỹ 1 

- Cát Lái → Nhơn Trạch 1&2 

- Hóc Môn → Vĩnh Lộc, Bình Tân → Phú Lâm → Bình Chánh ↔ Nhà Bè 

- Hóc Môn → Thuận An ↔ Bình Hòa (khép vòng) 

- Nhà Bè ↔ Nhơn Trạch 1&2 (khép vòng) 

- Thủ Đức ↔ Long Bình (khép vòng) 

- Phú Lâm → Phú Lâm 500kV 

- Nhà Bè → Nhà Bè 500kV 

- Phú Mỹ 1 → Phú Mỹ 500kV 

- Sông Mây → Sông Mây 500kV 

7. Hướng khôi phục các trạm Tân Định, Mỹ Phước, Trảng Bàng 2, Bình Long 2 

- Bình Hòa → Tân Định → Mỹ Phước → Bình Long 2 ↔ Đăk Nông (khép vòng) 

- Tân Định → Trảng Bàng 2 

- Tân Định → Tân Định 500kV 

8. Hướng khôi phục các trạm Long An 2, Cai Lậy, Thốt Nốt 2, Rạch Giá 2, Cà Mau 2, Trà Nóc, Ô Môn, Mỹ Tho 2, Vĩnh Long 2, Cà Mau 2, Bạc Liêu 2, Châu Đốc 2, Bến Tre 2, Cao Lãnh 2, Sóc Trăng 2, Trà Vinh 2, Kiên Bình 

- Phú Lâm → Long An 2 → Cai Lậy → Ô Môn → NMĐ Cà Mau 

- Cai Lậy → Mỹ Tho 2 ↔ Nhơn Trạch 1&2 ↔ Cai Lậy (khép vòng) 

- Cai Lậy → Vĩnh Long 2 ↔ Ô Môn (khép vòng) 

- Vĩnh Long 2 → Trà Vinh 2 

- Cai Lậy → Cao Lãnh 2 → Thốt Nốt 2 ↔ Ô Môn (khép vòng) 

- Ô Môn → Trà Nóc (hòa điện Đảo Cần Thơ

- Ô Môn → Rạch Giá 2 ↔ NMĐ Cà Mau (khép vòng) 

- Thốt Nốt 2 ↔ Rạch Giá (khép vòng) → Kiên Bình 

- Thốt Nốt 2 → Châu Đốc 2 ↔ Kiên Bình (khép vòng) 

- Mỹ Tho 2 → Bến Tre 2 

- NMĐ Cà Mau → Cà Mau 2 

- NMĐ Cà Mau → Sóc Trăng 2 ↔ Ô Môn (khép vòng) 

- Sóc Trăng 2 → Bạc Liêu 2 

- Châu Đốc 2 → Tà Keo 

- Ô Môn ↔ Ô Môn 500kV 

III. Phương án 2: Khôi phục HTĐ miền Nam từ NM TĐ Đa Nhim, Hàm Thuận, Đại Ninh 

Phương án 2 gồm 3 phương án khôi phục HTĐ miền Nam xuất phát từ 3 NM khởi động đen: Đa Nhim, Hàm Thuận, Đại Ninh trong trường hợp NM TĐ Trị An khởi động đen không thành công. 

1. Phương án 2.1 - Khôi phục HTĐ miền Nam từ NM TĐ Đa Nhim 

- Đa Nhim → Di Linh → Đại Ninh 

- Di Linh → Bảo Lộc → Long Bình → Sông Mây → Trị An 

- Bảo Lộc → Hàm Thuận → Đa Mi 

- Các trạm và NMĐ còn lại khôi phục tương tự như Phương án 1. 

2. Phương án 2.2 - Khôi phục HTĐ miền Nam từ NM TĐ Hàm Thuận 

- Hàm Thuận → Đa Mi 

- Hàm Thuận → Bảo Lộc → Long Bình → Sông Mây → Trị An 

- Bảo Lộc → Di Linh → Đại Ninh 

- Di Linh → Đa Nhim (hòa điện Đảo Đa Nhim

- Các trạm và NMĐ còn lại khôi phục tương tự như Phương án 1. 

3. Phương án 2.3 - Khôi phục HTĐ miền Nam từ NM TĐ Đại Ninh 

- Đại Ninh → Di Linh → Bảo Lộc → Long Bình → Sông Mây → Trị An 

- Bảo Lộc → Hàm Thuận → Đa Mi 

- Di Linh → Đa Nhim (hòa điện Đảo Đa Nhim

- Các trạm và NMĐ còn lại khôi phục tương tự như Phương án 1. 

IV. Phương án 3: Khôi phục HTĐ miền Nam từ các TBA 500kV 

Phương án 3 gồm 4 phương án khôi phục HTĐ miền Nam xuất phát từ 4 TBA 500kV: Sông Mây, Di Linh, Tân Định, Phú Lâm. 

1. Phương án 3.1 - Khôi phục HTĐ miền Nam từ TBA 500kV Sông Mây 

- Sông Mây 500kV → Sông Mây 220kV → Trị An 

- Sông Mây 220kV → Long Bình 

- Các trạm và NMĐ còn lại khôi phục tương tự như Phương án 1. 

2. Phương án 3.2 - Khôi phục HTĐ miền Nam từ TBA 500kV Di Linh 

- Di Linh 500kV → Di Linh 220kV → Đại Ninh 

- Di Linh 220kV → Đa Nhim 

- Di Linh 220kV → Bảo Lộc → Long Bình → Sông Mây → Trị An 

- Bảo Lộc → Hàm Thuận → Đa Mi 

- Các trạm và NMĐ còn lại khôi phục tương tự như Phương án 1. 

3. Phương án 3.3 - Khôi phục HTĐ miền Nam từ TBA 500kV Tân Định 

- Tân Định 500kV → Tân Định 220kV → Bình Hòa → Trị An 

- Các trạm và NMĐ còn lại khôi phục tương tự như Phương án 1. 

4. Phương án 3.4 - Khôi phục HTĐ miền Nam từ TBA 500kV Phú Lâm 

- Phú Lâm 500kV → Phú Lâm 220kV → Bình Tân → Hóc Môn → Bình Hòa → Trị An 

- Các trạm và NMĐ còn lại khôi phục tương tự như Phương án 1. 

V. Phương án 4: Khôi phục HTĐ miền Nam từ lưới điện 220kV miền Trung 

Phương án 4 gồm 2 phương án khôi phục HTĐ miền Nam xuất phát từ TBA Nha Trang, Đăk Nông 220kV 

1. Phương án 4.1 - Khôi phục HTĐ miền Nam từ TBA 220kV Nha Trang 

- Nha Trang → Đa Nhim → Di Linh → Đại Ninh 

- Di Linh → Bảo Lộc → Long Bình → Sông Mây → Trị An 

- Bảo Lộc → Hàm Thuận → Đa Mi 

- Các trạm và NMĐ còn lại khôi phục tương tự như Phương án 1. 

2. Phương án 4.2 - Khôi phục HTĐ miền Nam từ TBA Đăk Nông 220kV 

- Đăk Nông 220kV → Bình Long 2 → Mỹ Phước → Tân Định 220kV → Bình Hòa → Trị An 

Các trạm và NMĐ còn lại khôi phục tương tự như Phương án 1 

Đắng lòng HTĐ miền Nam phải khởi động đen chỉ vì 1 chiếc xe cẩu... :x

HTĐ miền Nam cấp điện áp 110kV có các NM TĐ có khả năng khởi động đen như Thác Mơ, Cần Đơn, Bắc Bình; NM NĐ như GT Cần Thơ, Thủ Đức, Bà Rịa 

Phương án khôi phục xuất phát từ NMĐ nối lưới 110kV có khả năng khởi động đen do hạn chế về công suất, nên chỉ khôi phục được khu vực lân cận. Do đó, chỉ áp dụng đối với NMĐ khởi động đen có trạm điện có điểm hòa với HTĐ và cách xa NMĐ khởi động đen chính nối lưới 220kV (NMĐ Trị An, Hàm Thuận, Đại Ninh, Đa Nhim), cụ thể là NM GT Cần Thơ. 

VI. Nguyên tắc khôi phục HTĐ cấp điện áp 110kV 

- Nhanh chóng khôi phục việc cung cấp điện cho hệ thống tự dùng của các NMĐ, TBA và khách hàng sử dụng điện bị mất điện. Việc khôi phục cấp điện cho khách hàng căn cứ theo thứ tự ưu tiên đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định, ưu tiên khôi phục phụ tải TP Hồ Chí Minh 

- Khởi động các tổ máy phát và khôi phục trạm điện của NMĐ khởi động đen, khôi phục các xuất tuyến 110kV và trạm điện liên quan

- Khôi phục phụ tải trạm điện theo thứ tự ưu tiên và theo yêu cầu về điều chỉnh điện áp và tần số, đảm bảo hoạt động ổn định các tổ máy phát của NMĐ khởi động đen, không gây quá tải, quá áp cho các đường dây và MBA 

- Lần lượt đóng điện các đường dây (đường cáp) 110kV xuất tuyến của TBA 220kV đã có điện. Khôi phục các trạm điện 110kV

- Hoà điện các tổ máy phát của NMĐ; hoà điện các NMĐ tách lưới giữ tự dùng, NMĐ tách lưới phát độc lập với HTĐ, NMĐ khởi động đen cung cấp độc lập khu vực lân cận 

VII. Khôi phục HTĐ miền Nam cấp điện áp 110kV 

1. Hướng khôi phục từ NMĐ GT Cần Thơ 

a) Khởi động đen 1 tổ máy GT Cần Thơ theo quy trình khởi động đen của NM, khôi phục thanh cái 110kV Trà Nóc, khởi động và hòa điện các tổ máy còn lại. Khôi phục các xuất tuyến 110kV và trạm điện liên quan: 

- Trà Nóc → MBT T2 Cần Thơ, KCN Hưng Phú, Châu Thành, Phụng Hiệp 
- Trà Nóc → Long Hòa, MBT T1 Cần Thơ 
- Trà Nóc → Bình Thủy 

b) Khôi phục thanh cái 220kV Trà Nóc, sẵn sàng hòa điện với HTĐ tại ngăn MC 220kV trạm Trà Nóc hoặc Ô Môn khi lưới điện 220kV khôi phục đến trạm Ô Môn 

2. Hướng khôi phục từ NM TĐ Đa Nhim 

a) Khởi động đen 1 tổ máy TĐ Đa Nhim theo quy trình khởi động đen của NM, khôi phục thanh cái 220kV và 110kV Đa Nhim, khởi động và hòa điện các tổ máy còn lại. Khôi phục các xuất tuyến 110kV và trạm điện liên quan: 

- Đa Nhim → Suối Vàng, Đà Lạt 2, Đà Lạt 1 
- Đa Nhim → Đơn Dương 
- Đa Nhim → Ninh Sơn, Tháp Chàm, Ninh Hải 
- Đa Nhim → TĐ Sông Pha 

b) Sẵn sàng hòa điện với HTĐ tại ngăn MC 220kV Đa Nhim khi lưới điện 220kV khôi phục đến Đa Nhim 

3. Hướng khôi phục từ NMĐ GT Bà Rịa 

a) Khởi động đen 1 tổ máy GT Bà Rịa 110kV theo quy trình khởi động đen của NM, khôi phục thanh cái 110kV Bà Rịa, khởi động và hòa điện các tổ máy còn lại. Khôi phục các xuất tuyến 110kV và trạm điện liên quan: 

- GT Bà Rịa → Bà Rịa, Ngãi Giao, Long Đất 
- GT Bà Rịa → Đông Xuyên, Vũng Tàu, Thắng Tam 

b) Khôi phục thanh cái 220kV GT Bà Rịa, khởi động và hòa điện các tổ máy GT 220kV, sẵn sàng hòa điện với HTĐ tại ngăn MC 220kV GT Bà Rịa khi lưới điện 220kV khôi phục đến GT Bà Rịa 

4. Hướng khôi phục từ các trạm 220kV Trị An, Long Bình, Bảo Lộc, Hàm Thuận, Xuân Lộc, Đại Ninh, Phú Mỹ 1, Nhà Bè, Tao Đàn, Long Thành, Phan Thiết 2 

- Trị An → Phú Giáo, Đồng Xoài, Vedan 2, Phước Long, Thác Mơ, TĐ Đăk Glun, Bù Đăng, Lộc Ninh, TĐ Cần Đơn 
- Trị An → Thạnh Phú, Tân Hòa, Sông Mây 
- Trị An → Kiệm Tân, Định Quán, Tân Phú, Đạ Tẻh 

- Long Bình → Vicasa, Tân Mai 
- Long Bình → Biên Hòa 
- Long Bình → Đồng Nai, MBT T1 Bình An 
- Long Bình → MBT T9, T10 
- Long Bình → Tam An, Tam Phước 
- Long Bình → Hố Nai 
- Long Bình → Loteco, Thống Nhất 
- Long Bình → An Bình 
- Long Bình → Amata, Amata 2 

- Bảo Lộc → TĐ Bảo Lộc 
- Bảo Lộc → NMĐ Bauxit, Di Linh 1, Đa Dâng, Đức Trọng 

- Hàm Thuận → Đức Linh 

- Xuân Lộc → Long Khánh, Dầu Dây, Bàu Xéo 
- Xuân Lộc → Xuân Trường 

- Đại Ninh → TĐ Bắc Bình 
- Đại Ninh → Phan Rí, Tuy Phong, Ninh Phước 

- Phú Mỹ 1 → Thép Phú Mỹ, Pomina 
- Phú Mỹ 1 → Thép Việt, Tôn Hoa Sen, Posco, Thị Vải, Fuco 
- Phú Mỹ 1 → Phú Mỹ 

- Nhà Bè → Hiệp Phước, Phú Mỹ Hưng, Tân Thuận 
- Nhà Bè → Long Hậu, Cần Đước, Gò Công 
- Nhà Bè → An Nghĩa, Cần Giờ 
- Nhà Bè → Nam Sài Gòn 1, Việt Thành 
- Nhà Bè → MBT T5 

- Tao Đàn → Đa Kao 
- Tao Đàn → Thị Nghè 
- Tao Đàn → MBT T2 Hòa Hưng 
- Tao Đàn → Trường Đua 
- Tao Đàn → Bến Thành, MBT T1 Hùng Vương 

- Long Thành → Hyosung, Dệt May, Nhơn Trạch 5 
- Long Thành → Tuy Hạ 
- Long Thành → MBT T3, T4 
- Long Thành → Vedan, Gò Dầu, China Steel, Mỹ Xuân A, Đồng Tiến 
- Long Thành → Tam An, Tam Phước (khép vòng) 

- Phan Thiết 2→ Phan Thiết, Hàm Kiệm, Thuận Nam, Hàm Tân, Xuyên Mộc 
- Phan Thiết 2→ Mũi Né, Lương Sơn 

5. Hướng khôi phục từ các trạm 220kV Thủ Đức, Cát Lái, Bình Chánh, Hóc Môn, Vĩnh Lộc, Bình Tân, Phú Lâm, Bình Hòa, Thuận An 

- Thủ Đức → Linh Trung 2 
- Thủ Đức → Thủ Đức Bắc, Linh Trung 1, MBT T2 Bình An 
- Thủ Đức → An Khánh, MBT T3 Xa Lộ, MBT T1 & T3 Chánh Hưng 
- Thủ Đức → Vikimco, Xa Lộ 
- Thủ Đức → Tân Sơn Nhất 
- Thủ Đức → Thanh Đa, Bình Triệu 
- Thủ Đức → MBT T4, T5 

- Cát Lái → Thủ Đức Đông, Intel 
- Cát Lái → Sao Mai 

- Hóc Môn → Tân Hiệp 
- Hóc Môn → MBT T2 Củ Chi 
- Hóc Môn → Hỏa Xa, Lưu Động Hóc Môn, MBT T1 Hòa Hưng 
- Hóc Môn → MBT T2 Tân Bình 1 
- Hóc Môn → Gò Vấp 
- Hóc Môn → MBT T4, T5, T6 

- Vĩnh Lộc → MBT T1, T2, MBT T1 Tân Bình 1 

- Bình Tân → Tân Bình 2, MBT T3 Bà Quẹo 
- Bình Tân → LĐ Bình Tân, MBT T2 Pou Yuen 

- Phú Lâm → MBT T1 Pou Yuen, Bà Quẹo 
- Phú Lâm → Chợ Lớn 
- Phú Lâm → MBT T5, T6 
- Phú Lâm → KCN Lê Minh Xuân 
- Phú Lâm → Đức Hòa 
- Phú Lâm → Tân Tạo 

- Bình Chánh → Phú Định, MBT T2 Hùng Vương, MBT T2 Chánh Hưng, Bình Phú 

- Bình Hòa → MBT T3, T4 
- Bình Hòa → Tân Đông Hiệp, Sunsteel 
- Bình Hòa → Tân Uyên 
- Bình Hòa → Vsip, Vsip 2 
- Bình Hòa → Gò Đậu, Tân Quy 

- Thuận An → MBT T4, T5 
- Thuận An → Sóng Thần 



6. Hướng khôi phục từ trạm 220kV Tân Định, Mỹ Phước, Trảng Bàng 2, Bình Long 2 



- Tân Định → Bàu Bèo 
- Tân Định → Hòa Phú 
- Tân Định → MBT T2 Bến Cát 
- Tân Định → Phú Hòa Đông, MBT T1 Củ Chi 

- Mỹ Phước → Thới Hòa 
- Mỹ Phước → Kumho, Vina Kraft, MBT T1 Bến Cát 
- Mỹ Phước → Lai Uyên, Chơn Thành, Bình Phước 

- Bình Long 2 ↔ Bình Phước (khép vòng) 
- Bình Long 2 → Bình Long, Xi Măng Tây Ninh, Tây Ninh, Suối Rộp, Bourbon, Tân Hưng, Tân Biên 
- Bình Long 2 → Dầu Tiếng, Tây Ninh (khép vòng) 
- Bình Long 2 ↔ Lộc Ninh (khép vòng) 
- Bình Long 2 ↔ Thác Mơ (khép vòng) 
- Bình Long 2 → TĐ Srok Phu Miêng 

- Trảng Bàng 2 ↔ Mỹ Phước (khép vòng) 
- Trảng Bàng 2 →Thạnh Đức, Bến Cầu 
- Trảng Bàng 2 → Trảng Bàng, KCN Trảng Bàng 
- Trảng Bàng 2 → Đức Huệ 
- Trảng Bàng 2 → Tây Ninh (khép vòng) 

7. Hướng khôi phục từ các trạm 220kV Long An 2, Cai Lậy, Thốt Nốt 2, Rạch Giá 2, Cà Mau 2, Ô Môn, Mỹ Tho 2, Vĩnh Long 2, Trà Vinh 2, Cà Mau 2, Bạc Liêu 2, Châu Đốc 2, Bến Tre 2, Cao Lãnh 2, Sóc Trăng 2 

- Long An 2 → Rạch Chanh, Xi Măng Long An 
- Long An 2 → Ching Luh, Bến Lức 
- Long An 2 → Chung Shing, Formosa 
- Long An 2 → Long An 
- Long An 2 → Tân An 

- Cai Lậy→ Thạnh Hóa, Mộc Hóa 
- Cai Lậy→ Cái Bè, Mỹ Thuận 
- Cai Lậy→ MBT T3, T4 

- Ô Môn → KCN Cần Thơ 
- Ô Môn → Sông Hậu, Bình Minh 
- Ô Môn → Phát Thanh Nam Bộ 

- Mỹ Tho 2 → Tân Hương 
- Mỹ Tho 2 → Bình Đức, Mỹ Tho, Gò Công Tây 
- Mỹ Tho 2 → MBT T3, T4 

- Cao Lãnh 2 → Cao Lãnh, Trần Quốc Toản, An Long, Hồng Ngự 
- Cao Lãnh 2 → Thạnh Hưng 

- Thốt Nốt 2 → Thốt Nốt, Thới Thuận 

- Châu Đốc 2 → Cái Dầu, An Châu, Phú Tân, Chợ Mới 
- Châu Đốc 2 → Châu Đốc 
- Châu Đốc 2 → Tri Tôn 

- Rạch Gía 2 → Rạch Giá 
- Rạch Gía 2 → Minh Phong, An Biên, Thạnh Đông, Long Xuyên 
- Rạch Gía 2 → Chung Sư 
- Rạch Gía 2 → Giồng Riềng, Vị Thanh 

- Kiên Bình → Kiên Lương 2, Kiên Lương 
- Kiên Bình → Hà Tiên 
- Kiên Bình ↔ Rạch Giá (khép vòng) 

- Bến Tre 2 → Bến Tre 
- Bến Tre 2 → Ba Tri, Bình Đại 
- Bến Tre 2 → Mỏ Cày 

- Vĩnh Long 2 → Vĩnh Long, Vũng Liêm, Trà Vinh 
- Vĩnh Long 2 → Sa Đéc 
- Vĩnh Long 2 → Chợ Lách 

- Trà Vinh 2 → Duyên Hải 
- Trà Vinh 2 ↔ Trà Vinh (khép vòng) 

- Bạc Liêu 2 → Bạc Liêu, MBT T2 Giá Rai 

- Cà Mau 2 → Cà Mau, MBT T1 Giá Rai 
- Cà Mau 2 → Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển 
- Cà Mau 2 → Trần Văn Thời 
- Cà Mau 2 → An Xuyên, Hồng Dân 

- Sóc Trăng 2 → Sóc Trăng, Đại Ngãi, Trần Đề 
- Sóc Trăng 2 → Mỹ Tú 
- Sóc Trăng 2 → Vĩnh Trạch Đông

8. Các điểm MC hòa được:


Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Điều tần, điều áp, sa thải phụ tải, sa thải nguồn

0. Các từ viết tắt

- HTĐ: Hệ thống điện
- STPT: Sa thải phụ tải
- STĐB: Sa thải đặc biệt
- MPĐ: Máy phát điện
- NMĐ: Nhà máy điện
- KSĐH: Kỹ sư điều hành
- AGC (Automatic Generation Control): Điều chỉnh tự động công suất phát NMĐ
- AVR (Automatic Voltage Regulator): Điều chỉnh tự động điện áp của tổ MPĐ
- MBT: Máy biến thế





1. Giới hạn tần số

- Tần số HTĐ quốc gia phải duy trì ở mức:       50Hz ± 0,2Hz
- Khi chưa ổn định, cho phép làm việc ở mức: 50Hz ± 0,5Hz

2. Điều tần cấp I


Là đáp ứng của AGC nhằm duy trì tần số mức 50Hz ± 0,1Hz



3. Điều tần cấp II



Là điều chỉnh tự động hoặc bằng tay các tổ MPĐ nhằm đưa tần số ngoài khoảng 50Hz ± 0,5Hz về trong khoảng 50Hz ± 0,2Hz



4. Điều tần cấp III


Là điều chỉnh bằng lệnh điều độ để đưa tần số HTĐ vận hành ổn định và đảm bảo phân bổ kinh tế công suất phát các tổ MPĐ


5. Tham gia điều tần



- Cấp điều độ có quyền điều tần phải thường xuyên theo dõi lượng công suất dự phòng điều tần cấp I, xu hướng thay đổi phụ tải của HTĐ để chủ động điều chỉnh công suất phát các NMĐ, đảm bảo mức dự phòng quay theo quy định



- Cấp điều độ có quyền điều tần quy định 1 hoặc nhiều NMĐ tham gia điều tần cấp I. Căn cứ vào nhiệm vụ phân công điều tần mà các NMĐ điều tần cấp I đưa các bộ tự động điều chỉnh công suất, tần số vào làm việc phù hợp thực tế. Khi gần hết lượng công suất dự phòng cho việc điều tần, các NMĐ này phải kịp thời báo cho cấp điều độ có quyền điều khiển



- Tất cả các NMĐ không làm nhiệm vụ điều tần cấp I đều phải tham gia điều tần cấp II (trừ trường hợp đã được chấp thuận bởi cấp điều độ có quyền điều khiển). Khi tần số HTĐ  ra ngoài mức 50Hz ± 0,5Hz quá 15 giây, các NMĐ làm nhiệm vụ điều tần cấp II đều phải tham gia điều chỉnh theo khả năng của tổ máy để đưa tần số HTĐ về mức 50Hz ± 0,2Hz. Khi tần số HTĐ đã được đưa về mức trên, tất cả các NMĐ đã tham gia điều tần cấp II giữ nguyên công suất và báo cho cấp điều độ có quyền điều khiển để xác nhận thanh toán dịch vụ điều tần theo Quy trình xác định và vận hành dịch vụ phụ trợ được Cục Điều tiết Điện lực ban hành



6. Biện pháp điều tần



a) Điều chỉnh công suất phát hữu công các NMĐ theo thứ tự sau: 



- Các tổ MPĐ cung cấp dịch vụ điều tần



- Các tổ MPĐ cung cấp dịch vụ dự phòng quay khi mức dự phòng điều tần thấp hơn mức quy định



- Các tổ MPĐ căn cứ trên thứ tự huy động theo các bản chào hoặc giá bán điện



- Các tổ MPĐ dự phòng khởi động nhanh căn cứ trên chi phí thấp nhất



b) Ngừng dự phòng nguồn điện: Khi tần số HTĐ lớn hơn 50,5Hz mà không có biện pháp điều chỉnh giảm xuống, cấp điều độ có quyền điều khiển ra lệnh cho các NMĐ ngừng dự phòng một số tổ máy, dấm lò sau khi xét đến an toàn của HTĐ, tính kinh tế, điều kiện kỹ thuật và khả năng huy động lại



c) Sa thải phụ tải: Sau khi đã hết nguồn dự phòng mà tần số vẫn tiếp tục giảm dưới 49,5Hz, cấp điều độ có quyền điều khiển phải STPT để đảm bảo vận hành ổn định HTĐ và đưa tần số lên trên 49,5Hz



d) Điều chỉnh điện áp: Điều độ các cấp được phép điều áp trong phạm vi ± 5% so với điện áp danh định để thay đổi tần số

7. 7 khu vực HTĐ Quốc gia


- Khu vực 1: Lưới điện Tây Bắc Bắc Bộ

Khu vực 2: Lưới điện Tây Nam Bộ
- Khu vực 3: Lưới điện Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu
- Khu vực 4: Lưới điện Nam Trung Bộ
Khu vực 5: Lưới điện miền Bắc trừ khu vực 1
Khu vực 6: Lưới điện miền Nam trừ khu vực 2, 3, 4
- Khu vực 7: Lưới điện miền Trung trừ khu vực 4




8. STPT nhóm I do R81



Gồm các R81 ngăn chặn tần số của HTĐ giảm thấp hơn 47,5Hz (đây là mức tần số tách lưới giữ tự dùng của các tổ máy GT Phú Mỹ 2-1, Phú Mỹ 2-2, Hiệp Phước...). Chia làm 7 mức, từ 49Hz đến 47,8Hz, mỗi mức cách nhau 0,2Hz. Thời gian chỉnh định t = 0s


9. STPT nhóm II do R81


Gồm các R81 hoạt động theo độ dốc tần số, áp dụng cho các khu vực 2, 3, 4. Rơle tác động tức thời khi có đủ 2 điều kiện: tần số lưới điện thấp hơn tần số chỉnh định và tốc độ giảm tần số lớn hơn tốc độ chỉnh định. Rơle tác động theo độ dốc tại các khu vực 2, 3, 4 sẽ sa thải tất cả các phụ tải thuộc nhóm I và nhóm II nêu trên


10. STĐB theo điện áp thấp tại trạm Phú Lâm, Long An 2

- Cấp 1: 420kV (3s)
- Cấp 2: 420kV (5s)
- Cấp 3: 400kV (1s)



11. STĐB theo điện áp thấp tại trạm Tân Định



12. STĐB theo điện áp thấp lưới 220kV miền Nam



13. STPT bổ sung theo tần số thấp lưới 220kV miền Nam

Bảo đảm cung cấp điện khi mất nguồn khí của cụm NMĐ Phú Mỹ - Bà Rịa, bổ sung thêm chức năng tần số thấp của một số RLBV lắp đặt mới và của một số RLBV đang vận hành tại một số trạm, NMĐ 220/110kV để sa thải một số phụ tải theo bảng liệt kê sau




14. STĐB theo công suất ĐD 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh

- Tổng công suất truyền tải trên 2 mạch >1400MW
- Sự cố trên 1 mạch relay ghi nhận P > 500MW giảm xuống dưới 50MW với thời gian trễ 10s. Đi trip:


15. STĐB theo công suất ĐD 500kV Hà Tĩnh - Đà Nẵng

- Tổng công suất truyền tải trên 2 mạch >1400MW
- Sự cố trên 1 mạch relay ghi nhận P > 500MW giảm xuống dưới 50MW với thời gian trễ 10s. Đi trip:


16. STĐB theo dòng điện cao MBT Phú Lâm

Các trạm 220kV lớn thường có 2 MBT vận hành song song. Nếu sự cố 1 MBT trong giờ cao điểm ngay lập tức sẽ gây quá tải trầm trọng cho MBT còn lại. Việc cắt tay sẽ gây ra nhiều lúng túng và mất thời gian, nguy hiểm cho MBT. Do đó ta dùng relay quá dòng cắt có thời gian để sa thải từng đợt phụ tải định trước, nhằm chống quá tải cho MBT ấy vừa nhanh vừa gọn gàng, mức độ tự động hóa trong HTĐ ngày càng cao

Trạm Phú Lâm sử dụng chức năng quá dòng phía 110kV trong 87 SEL 387 với các mức dòng điện 110kV như trong bảng


17. STĐB theo dòng điện cao MBT Hóc Môn

Sử dụng chức năng quá dòng phía 110kV trong SEL 387E với các mức dòng điện 110kV


18. STĐB theo dòng điện cao MBT Bình Hòa

Sử dụng cấp I>> chỉnh không hướng của 67S SPAS 348C đối với AT1, AT2 và SEL 351A đối với AT5


19. STĐB theo dòng điện cao MBT Long Bình

Sử dụng cấp I>> chỉnh không hướng của 67S SPAS 348C đối với AT1

Sử dụng 50S PS431 đối với AT2

Sử dụng 50S 7SJ 622 đối với AT3


20. STĐB theo dòng điện cao MBT Tao Đàn

Sử dụng relay riêng 7SJ 602 đối với AT1, AT2


21. STĐB theo dòng điện cao MBT Long An 2

Sử dụng relay riêng P141 đối với AT1, AT2


22. STĐB theo dòng điện cao MBT Mỹ Tho 2

Sử dụng relay riêng REJ525 đối với AT1, AT2




23. STĐB theo dòng điện cao MBT Vĩnh Long 2


Tích hợp trong relay 87B phía 110kV đối với AT1, AT2




24. STĐB theo dòng điện cao MBT Cao Lãnh 2


Sử dụng relay riêng SEL 751A đối với AT1, AT2





25. STĐB theo dòng điện cao MBT Rạch Giá  2

Sử dụng cấp I>> của relay PS 441 đối với 1T


Sử dụng 67S SEL 351 đối với 2T



26. STĐB theo dòng điện cao MBT Long Thành

Sử dụng ...





27. STĐB theo dòng điện cao MBT Trảng Bàng 2

Sử dụng ...





28. STĐB theo dòng điện cao MBT Trà Nóc

Sử dụng ...