Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Người Việt và người Nhật

(tổng hợp từ bài của Okita và Xuất Quân Vô Sầu)

Có một người Việt lấy nickname là Okita Souji. Cậu tâm sự rằng đã có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nhật không phải là nước mà cậu ấy thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà Okita nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người. Cứ rảnh rỗi là Okita bèn... đi sâu vào quần chúng


Càng tìm hiểu thì Okita càng tròn xoe mắt

Đó là một dân tộc có nhiều điểm rất đặc biệt. Một dân tộc luôn tự hào về những giá trị truyền thống nhưng khi cần cũng sẵn sàng dứt bỏ những gì đã lỗi thời. Một dân tộc mang niềm kiêu hãnh lớn lao nhưng đồng thời cũng luôn biết học hỏi cái hay của người khác. Một dân tộc đã từng đánh bại các đế quốc Mông Cổ, Trung Hoa và Nga Sô nhưng cũng biết nuốt cái nhục bại trận để vươn lên thành một cường quốc kinh tế. Một dân tộc ít khi ồn ào lớn tiếng, và luôn xem trọng sự ngăn nắp sạch sẽ. Nhưng đặc biệt hơn cả – đó là một dân tộc chưa bao giờ biết đầu hàng trước nghịch cảnh

Okita nhớ trước đây có đọc một bài viết của một người Việt sống lâu năm tại Nhật, quên mất tên tác giả, trong đó ông có nêu ra một chi tiết để phân biệt giữa người Nhật bản địa và người ngoại quốc sống ở Nhật – đó là nhìn qua cách phơi quần áo. Người ngoại quốc phơi lung tung, còn người Nhật phơi theo thứ tự, quần theo quần, áo theo áo…

Đúng như nhà văn Haruki Murakami đã nhận định: "Người Nhật là kho tàng của nước Nhật". Okita rất cám ơn đất nước này vì chính người Nhật đã cho cậu một niềm tin rằng bất cứ một đất nước nào, dù nhỏ, dù bị bất lợi về địa lý, tài nguyên… nhưng nếu dân tộc đó có một nhân sinh quan đúng đắn thì vẫn có thể trở thành một dân tộc giàu mạnh

Thiên tai động đất và sóng thần xảy ra ở Nhật cách đây 3 năm, mặc dầu những tin tức liên quan đến biến cố này không còn được nhắc đến nữa, nhưng đối với những người Việt Nam còn quan tâm đến đất nước thì những dư âm của nó vẫn còn để lại nhiều vương vấn suy tư. Cùng là hai nước nhỏ ở Á Châu nhưng định mệnh nào đã đưa đẩy hai dân tộc khác biệt nhau quá xa? Một dân tộc mà mỗi khi nhắc tới, từ Đông sang Tây, đều phải ngã mũ bái phục, còn dân tộc kia thì ít khi được nhắc đến, hay nếu có thì thường là những điều không lấy gì làm vinh dự cho lắm

Sau biến cố ấy, đã có hàng ngàn ý kiến xuất hiện trên các diễn đàn Internet đặt câu hỏi: Tại sao lại có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt và người Nhật? Phần lớn những ý kiến này xuất phát từ những người trẻ đang sống ở Việt Nam. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho thấy có nhiều người Việt Nam đang thao thức muốn thay đổi số phận của đất nước mình


Sự chênh lệch giữa Việt Nam và Nhật Bản không phải chỉ xảy ra bây giờ, từ đầu thế kỷ 20 Nhật đã vượt ta rất xa. Trong cuốn "Niên Biểu" cụ Phan bội Châu đã kể lại kinh nghiệm của mình sau hai lần đến nước Nhật để tìm đường cứu nước (lần đầu tiên vào năm 1905). Những điều tai nghe mắt thấy tại đây khiến cụ rất khâm phục tinh thần của dân tộc Nhật Bản. Người phu xe chở cụ đi tìm một sinh viên người Trung Hoa, mất nhiều thời gian công sức mà cuối cùng vẫn nhận đúng 52 xu: "Than ôi! trình độ trí thức dân nước ta xem với tên phu xe Nhật Bản chẳng dám chết thẹn lắm sao!"

Nước Nhật nằm ở vị trí đầu sóng ngọn gió, chịu liên tục những thiên tai trong suốt chiều dài lịch sử và họ chấp nhận định mệnh đó với lòng can đảm. Thiên tai vừa rồi rất nhỏ so với trận động đất tại Tokyo vào năm 1923 và hai quả bom nguyên tử vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến. Nhờ phương tiện truyền thông quá văn minh cho nên cả thế giới vừa rồi có cơ hội nhìn thấy rõ hơn "tinh thần Nhật Bản" trong cơn nguy biến

Trận động đất xảy ra tại Tokyo ngày 1/9/1923 đã làm cho 130.000 người thiệt mạng, Yokohama bị tàn phá hoàn toàn, phân nửa của Tokyo bị tiêu hủy. Trong quyển "Thảm nạn Nhật Bản" (Le désastre Japonais) của đại sứ Pháp tại Nhật thời đó thuật lại: "Từng cá nhân kẻ góp chút gạo, kẻ đem chiếc xuồng để giúp đỡ nhau như một đại gia đình" chứng tỏ là họ có một truyền thống tương thân tương ái lâu đời

Vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến hai quả bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki, ngay lập tức làm thiệt mạng khoảng 150.000 người. Những thành phố kỹ nghệ của Nhật cũng bị tàn phá nặng nề vì những trận mưa bom của phi cơ Đồng Minh. Lần đầu tiên trong lịch sử người Nhật phải chấp nhận đầu hàng và là nỗi nhục quá lớn đối với họ như lời của Nhật Hoàng Hirorito: "Chúng ta phải chịu đựng những điều không thể chịu đựng nổi"

Không có hình ảnh nào thê thảm như nước Nhật lúc đó, kinh tế gần như bị kiệt quệ. Đồng Minh có thể tiêu diệt nước Nhật nhưng không thể tiêu diệt được tinh thần của người Nhật, họ đã biến cái nhục thua trận thành sức mạnh để vươn lên từ đống tro tàn

Đến năm 1970, chỉ có 25 năm, một nước bại trận hoang tàn đổ nát trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ nhì thế giới, chỉ thua có Hoa Kỳ. Cụm từ "Phép lạ kinh tế" phát xuất từ hiện tượng này

Trở lại chuyện thiên tai vừa rồi, ngay sau đó có cả ngàn bài viết ca ngợi tinh thần của người Nhật. Nhiều tờ báo lớn của Tây Phương đi tít trang mặt: "Người Nhật: Một Dân Tộc Vĩ Đại". Nhật báo lớn nhất của Mỹ, New York Times, số ra ngày 20 tháng 3 đăng bài "Những điều người Nhật có thể dạy chúng ta" của ký giả Nicholas Kriftoff. Hoặc như lời của nhà báo Ngô Nhân Dụng đã viết: "Một dân tộc, và mỗi con người, khi bị thử thách trong cơn hoạn nạn, là lúc chứng tỏ mình lớn hay nhỏ, có đáng kính trọng hay không"

Dùng từ vĩ đại đối với nước Nhật không cường điệu chút nào. Giữa cảnh chết chóc, nhà cửa tan nát, đói lạnh, tuyệt vọng… vậy mà họ vẫn không để mất nhân cách, mọi người nối đuôi nhau chờ đợi hàng giờ để lãnh thức ăn, tuyệt không oán trách trời, không trách chính quyền, không lớn tiếng, không ồn ào, kiên nhẫn chờ đợi đến phiên mình. Một đất nước mà trong cơn khốn khó, không đổ lỗi cho nhau, từ quan đến dân, trăm người như một, trên dưới một lòng lo tìm cách đối phó, thì đất nước đó xứng đáng là một đất nước vĩ đại!



Toàn bộ nội các Nhật làm việc gần như 24/24. Các hiệu trưởng ngủ lại trường cho đến khi học sinh cuối cùng được chuyển đi. Các siêu thị hoàn toàn không lợi dụng tình cảnh này để tăng giá. Tiền rơi ngoài đường từ những căn nhà đổ nát không ai màng tới thì đừng nói chi đến chuyện hôi của. Ông Gregory Pflugfelder, giáo sư chuyên nghiên cứu văn hóa Nhật Bản tại Đại Học Columbia (Mỹ) đã nhận xét về người Nhật sau thiên tai này như sau: "Hôi của đơn giản là không xảy ra ở Nhật Bản. Tôi thậm chí còn không chắc rằng trong ngôn ngữ Nhật Bản có từ ngữ này"

Người Nhật là một dân tộc có tinh thần độc lập, tự trọng và lòng yêu nước rất cao, không chờ đợi ai mở lòng thương hại, sau những hoang tàn đổ nát, mọi người cùng nhau bắt tay xây dựng lại


Mặc dầu chính phủ Hoa Kỳ đề nghị đến giúp dập tắt lò nguyên tử Fukushima nhưng họ từ chối. 50 công nhân đã tình nguyện ở lại cứu nhà máy Fukushima để ngăn chặn tình trạng phóng xạ đang lan tràn, bất chấp việc làm này vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Họ được tôn vinh là những samurai cảm tử thời hiện đại


Xa lộ tại thành phố Naka, thuộc tỉnh Ibaraki bị hư hại nặng do động đất. Chỉ một tuần sau, ngày 17/3 các công nhân cầu đường Nhật bắt đầu sửa chữa, chỉ 6 ngày sau xa lộ này đã hoàn tất, ngay cả Hoa Kỳ có lẽ cũng không thể đạt được kỷ lục này


Từ Nhật Hoàng Akihito, Thủ Tướng Naoto, cho đến các thường dân đều tự tin rằng: "Chúng tôi sẽ phục hồi" như họ đã từng làm trong quá khứ. Cho đến hôm nay theo những tin mà chúng ta đọc được trên Internet thì những nơi bị tàn phá đang được phục hồi nhanh chóng. Có thể chỉ 2, 3 năm sau nếu có dịp đến đây chúng ta sẽ thấy cảnh vật hoàn toàn thay đổi


Điều đáng chú ý nhất trong thiên tai này chính là thái độ của trẻ em. Đến xứ nào, chỉ cần nhìn qua tuổi trẻ là có thể đoán được tương lai của xứ đó, bởi vì tuổi trẻ là hy vọng, là tương lai của đất nước. 
Những em nhỏ, có em còn được bồng trên tay, có em ngồi bên cạnh mẹ trong các nơi tạm cư, mặc dầu đói khát từ mấy ngày qua nhưng nét mặt của các em vẫn bình thản chờ đợi thức ăn mang đến. Những em bé này được dạy dỗ từ nhỏ tinh thần kỷ luật, tự trọng, danh dự và khắc kỷ… không phải chỉ học ở trường hay qua sách vở mà còn qua những tấm gương của người lớn trong những hoàn cảnh thực tế và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác


Mai đây nếu có một cuốn sách giới thiệu những nét đẹp nhất, cao thượng nhất của con người sống trên hành tinh này thì cuốn sách đó không thể thiếu được những hình ảnh của người Nhật trong thiên tai vừa qua



Trông người lại nghĩ đến ta!


Trong bài "Góc ảnh chiếu từ nước Nhật", nhạc sĩ Tuấn Khanh đã viết một câu thật thấm thía:

"Đôi khi giữa những hoang tàn đó của nước Nhật, người ta bừng sáng hy vọng và đôi khi sống giữa những điều được gọi tên là bình yên của đất nước mình, một người Việt Nam vẫn có thể cảm nhận được những ảnh chiếu sắc cạnh của sự hoang tàn"

Một số người đặt câu hỏi: Nếu tai họa như nước Nhật xảy ra tại Việt Nam thì chuyện gì sẽ xảy ra? Bà Mạc Việt Hồng đã diễn tả bức tranh đó như thế này:

- Động đất có khi chết 200 nhưng giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết thêm nghìn nữa.

- Các ban ngành sẽ họp bàn cách cứu hộ từ ngày này qua ngày kia.

- Cướp giật hôi của sẽ phổ biến, hoa người ta còn cướp giật nói chi tới đồ ăn hay tiền bạc vào lúc hỗn quan hỗn quân như vậy. Người đi hôi của sẽ nhiều hơn người đi cứu trợ.

- Nếu có phát khẩu phần ăn sẽ chẳng có hàng lối gì, bà già trẻ nhỏ sẽ bị chen cho bẹp ruột, ai thắc mắc hay nhìn đểu mấy kẻ chen lấn, thì "bố cho mày mấy chưởng"

- Sẽ xuất hiện đủ loại cò: Cò mua, cò bán, cò di tản, cò cứu trợ, cò bệnh viện… tha hồ chặt chém đồng bào.

- Tiền và hàng cứu trợ sẽ vào tay dân thì ít, cửa quan thì nhiều.

- Ai muốn người nhà mình đang kẹt trong đống đổ nát được đào bới, tìm kiếm trước thì hãy chi đẹp cho đội cứu hộ.

- Khu nào có quan chức ở thì được ưu tiên cứu hộ trước, khu nào dân đen sinh sống thì cứu sau.

- Cửa hàng sẽ thi nhau tăng giá, bắt chẹt những người khốn khổ.

- Tổ chức nào, tôn giáo nào muốn cứu trợ thì phải được sự đồng ý của Mặt trận Tổ quốc và các cấp chính quyền kẻo các "thế lực thù địch" lợi dụng


*
*     *

Tuy nhiên có thể Okita đã nhầm to


Các bạn có thể thấy là nhận xét của Okita là khá hay, sâu sắc nhưng từ sau đoạn "trông người lại nghĩ đến ta!" rồi viện dẫn ý kiến của nhạc sĩ Tuấn Khanh, bà Mạc Việt Hồng gì gì đó thì bắt đầu mang tính tự kỷ, tự sỉ hoàn toàn. Như thế cũng là không đúng, có phần thiệt thòi cho Việt Nam ta. "Không thể lấy cái tốt đẹp của ta đi so sánh với cái xấu xa của bạn", như thế là hoàn toàn bất công cho nước bị lôi chỉ toàn cái xấu ra để thống kê. Người Ả Rập gọi hiện tượng này là "ظاهرة التحيز في مقارنة". Chẳng nói đâu cho xa xôi người Thái cũng đã có một câu ngạn ngữ rất hay "การเปรียบเทียบ ทั้งหมด เป็นง่อย". Đấy. trong thời đại mà "Việt Nam là điểm đến thiên niên kỷ, Việt Nam là lương tri của nhân loại, Việt Nam là tiếng gọi của trái tim. Việt Nam là cánh trym đầu đàn trong phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới" thế mà cậu Okita lại đi bài bác Việt Nam ta quá đáng như thế thì có nên chăng? Trước đây có 1 cậu nói tiếng xí xa xí xồ cũng đã từng ao ước:

Cảm ơn đời nếu ngày mai thức dậy
Ta bỗng thành người Việt để yêu thương

Thế thì cậu Okita và mọi người khác đang là người Việt thì phải sướng râm ran khắp người mới phải chứ nhỉ! 

Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới, từ dải Gaza đến đảo ngà Tahiti, từ vùng sừng châu Phi đến mũi Hảo Vọng, từ động Ali Sadr cho đến thác Victoria, từ Liên bang Nga cho đến các đại gia G7, thậm chí từ khối Thượng Hải cho đến diễn đàn ASEAN+3, NATO, OPEC, từ Bangladesh cho tới Zimbabwe đâu đâu người ta cũng ngỡ ngàng như thể mình là người từ trên trời rơi xuống, tay bắt mặt mừng, đâu đâu người ta cũng bẩu là "Tàu Khựa rất nể người Nhật vì người Nhật đã đánh bại họ. Người Nhật rất nể người Mỹ vì người Mỹ đã đánh bại họ. Người Mỹ lại rất nể người Việt vì người Việt đã đánh bại họ. Còn người Việt thì rất nể người ... Việt vì chỉ có người Việt mới đánh bại họ mà thôi" hic nghe mà sướng râm ran suốt mấy ngày liền! Việt Nam ta vô đối các cậu ạ :)). Tính ra Việt vẫn trên Nhật 2 levels. Chả trách vì thế mà họ nâng bi Nhật lên bằng cách lôi mấy cái tốt của Nhật ra, và dìm hàng Việt ta xuống bằng cách thống kê mấy cái xấu của Việt, tạo ra một sự so sánh vô cùng khập khiễng. Giả sử bây giờ mình bảo là Nhật nó đã từng là phát xít, đã từng xâm lược các nước khác, cướp bóc vàng bạc tài nguyên, phá lúa trồng đay khiến hàng triệu người chết đói, gây biết bao nhiêu là tội ác chặt đầu, mổ bụng, moi tim uống máu, chôn sống, hãm hiếp phụ nữ, xé xác trẻ em... thì các cậu có còn tôn vinh là người Nhật cao quý tài giỏi nữa không. Và mấy ngàn năm văn hiến của Nhật Bản cao quý như thế thì tại sao lại nảy nòi ra cái thể loại phát xít ghê tởm như thế? 

Đã so sánh thì phải đối nhau chan chát trên từng lĩnh vực 1 xem ai giỏi hơn thì mới gọi là công bằng được:

- Người Việt vốn là con Tiên cháu Rồng, người Nhật là con cháu Thái Dương Thần Nữ cũng không hề thua kém người Việt

- Người Nhật từ biển hướng vào bờ. Người Việt từ bờ hướng ra biển. Tính ra về khát vọng dân tộc thì không ai kém ai cả

- Người Nhật được cái khí hậu 4 mùa mát mẻ dễ chịu, thậm chí là lạnh lẽo. Đừng thấy người Nhật đi bộ nhiều trên phố thì là bắt chước đi bộ nhiều ở Việt Nam ta nhé, bởi vì nó đi bộ nhiều thì người nó càng ấm áp dễ chịu, chứ ta đi bộ chừng 2 phút thôi là đã vã mồ hôi như tắm, trời nóng hầm hập, chỉ lo chống nóng với ngồi gãi không thôi thì còn tâm trí đâu mà làm việc. Cái này thì thiên nhiên đã ưu đãi Nhật thấy rõ, hiệu suất làm việc của họ cao hơn ta cũng chính ở điểm này. 

- Người Nhật đoạt khoảng chục giải Nobel còn đếm sơ sơ Việt ta cũng có mấy cái rồi đấy nhé. Đồng chí Lê Đức Thọ đoạt giải Nobel Hòa Bình này. Tiến sĩ Ngô Bảo Châu đoạt giải Nobel Toán Học nhé. Thống Đốc NHNN Nguyễn Văn Bình xem như giành nửa giải Nobel Kinh Tế nhé. Nếu sắp tới đây Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê hoàn thiện xong được động cơ vĩnh cửu chạy bằng nước lã và chất xúc tác nano thì thế nào ông cũng sẽ đoạt giải Nobel Văn Chương đấy nhóe!

- Nhật thắng Nguyên Mông 2 lần, Việt ta làm luôn 3 phát, trận sau đau hơn trận trước cho chừa thói xâm lược

- 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới thì Việt được 1 cái là Vịnh Hạ Long, Nhật không có cái nào

- Nhật có nhiều loại nước tương như tương đậm, tương nhạt, tương trắng, tương ngọt, có cả nước mắm... nhưng so với nước mắm Việt Nam tiếng tăm lừng lẫy khắp thế giới thì dĩ nhiên chúng không thể sánh bằng. Nước mắm 60 độ đạm của Việt ta hễ bất cứ ai ăn rồi là nhớ mãi. Tương Nhật là nước chấm ngon vị Đạo, còn mắm Việt ta còn có thêm nào là mắm cua, mắm cáy, mắm nhĩ, mắm nêm, mắm ruốc, mắm rươi, mắm tôm món nào cũng dậy mùi Đời. Hai trường phái khác nhau nên ai ăn gì thì mặc, chưa chắc ai đã hơn ai. Ngay cả cách ăn uống cũng có chỗ bất đồng. Ở Nhật có món Nyotaimori khá kích thích thực khách tức là ăn sushi trên thân thể trinh nữ, gồm các bước như sau: Cởi hết áo quần cô gái, đặt cô gái nằm xuống, trải thức ăn ra, rồi bình tĩnh ngồi ăn. Nhưng đối với người Việt thì chúng ta lại thực hiện theo trình tự hơi khác một chút đó là: Trải thức ăn ra, ngồi ăn, rồi mới cởi hết áo quần cô gái rồi bình tĩnh... nằm lên người cô ấy :))









- Kimono làm người ta liên tưởng đến cái trang phục của xứ lạnh với nhiều lớp vải làm cho ấm áp, liên tưởng đến cái giàu có với nhiều loại vải đắt tiền hoa văn mỹ lệ, tuy nhiên 3 vòng đẹp đẽ của thiếu nữ thì bị che lấp mất, chả thấy gì cả, nhìn như 1 cây vải biết đi, không đáng yêu bằng áo dài với 2 vạt đơn giản, mặc mà như không mặc, trông như một vườn cây trái

- Có nhiều bạn ca ngợi tinh thần samurai trong quân đội Nhật, viện dẫn trường hợp sĩ quan Hiro Onoda (Ông này mới qua đời) vẫn chiến đấu chống lại quân Mỹ trong rừng rậm suốt 30 năm kể từ khi Thế chiến II kết thúc, giết và làm bị thương 130 người lính và cảnh sát và chỉ đầu hàng khi nhận lệnh của chính cấp trên trực tiếp của mình nhưng so với Tổng Thống Dương Văn Minh đã đầu hàng ngay lập tức, tránh cho chiến tranh kéo dài gây hoang tàn đổ nát, giúp cho Bắc Nam sum họp 1 nhà thì quả thật người Nhật còn kém xa. Sự cố chấp cứng nhắc của người Nhật không thể sánh được với sự thông thái quyết đoán của người Việt ta được

- Người Việt lạc quan nhất thế giới, trong khi đó Nhật có tỉ lệ người tự tử cao nhất thế giới, mà tự tử là do gì nếu không phải là do bế tắc, bi quan cùng cực? Đang giàu có sung sướng sao lại vào rừng Aokigahara tự tử làm gì? Hẳn là họ không thể hiểu được cái tinh thần "Ngồi trên hố xí đợi ngày mai" của người Việt ta. Trong khó khăn cùng cực người Việt vẫn cố gắng vươn lên. Các chiến sĩ Việt ta cho dù bị bắt bị tù đày tra tấn vẫn tiếp tục sống, rèn luyện và chiến đấu nhé. Còn non, còn nước, còn người. Thắng giặc Mỹ ta lại xây dựng hơn mười ngày nay. Cái quan trọng là phải còn người, mới đưa được đất nước tới ngày toàn thắng. Viên đạn cuối cùng là dành cho kẻ thù nhé. Quả lựu đạn sau chót thì ta với địch cùng chia. Còn các cậu Nhật ấy thì cứ Seppuku với lại Harakiri thôi, tự sát trước khi bị bắt, tự sát trước khi phải đầu hàng, hoặc là đầu hàng xong lại đi tự sát. Hết người thì còn làm gì được nữa? Người ta bảo bệnh sĩ chết trước bệnh ung thư quả không sai. Nhưng mà cái này thuộc truyền thống văn hóa rồi nên cũng không thể đánh giá vội được. Họ trọng danh dự hơn, còn ta trọng kết quả hơn

- Theo bảng xếp hạng Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) do Quỹ kinh tế mới (New Economics Foundation- NEF) thì năm 2012 Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới, trong khi Nhật xếp thứ 45

- Hỏi sao người dân Việt Nam hạnh phúc như thế? Hóa ra là có công góp phần rất lớn của một hệ thống phòng cháy chữa cháy cực kỳ chuyên nghiệp và hiệu quả. Mới đây thôi, tòa nhà KeangNam 72 tầng cao nhất Việt Nam xảy ra một vụ cháy cực kỳ ghê rợn. “Dù trời đen kịt nhưng tôi vẫn thấy những đám khói đen cuồn cuộn “phun” ra trên những tầng cao, “nuốt chửng” nửa trên tòa nhà" - một nhân chứng cho biết. Lập tức Phòng Cảnh sát PCCC Cầu Giấy đã xuất 2 xe chữa cháy, xin chi viện thêm 1 xe thang đến cứu chữa. Chỉ 1 lúc sau, không hề tốn 1 giọt nước, các anh đã hân hoan thắng lợi trở về, bảo đảm được cuộc sống thanh bình cho bà con. Trong 1 vụ việc khác thì 3 xe cứu hỏa của Cảnh Sát PCCC đã dập tắt tức tưởi 1 đám cháy của đống rơm cao từ 4 đến 5 mét đang lăm le lan sang khu bếp của nhà hàng xóm nhé. Trong khi đó ở Nhật thì sao? Một khách sạn thấp toẹt có 4 tầng, đang chỉ có 20 khách lưu trú thế mà cháy nhẹ 1 phát là chết luôn 7 mạng người bảo sao Chỉ số hành tinh hạnh phúc nó thấp đến thế

- Hiện nay mà nói thì trên thế giới chỉ có 4 cường quốc đang sở hữu công nghệ quân sự đỉnh cao trong việc chế tạo và phát triển máy bay tàng hình. Đó là Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc và Việt Nam. Nhật dĩ nhiên còn lâu mới được phép mua vũ khí của ta nhóe !!!



Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Điện quốc gia về Phú Quốc

(tổng hợp từ nhiều nguồn)

Hiện đã có 96% hộ dân trong cả nước được sử dụng điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi ở huyện đảo, vùng sâu vùng xa chưa có điện, hoặc điện áp không ổn định như Phú Quốc, Lý Sơn, Côn Đảo… 


Mới đây Thủ tướng đã phê duyệt đề án đưa điện đến những vùng nông thôn, vùng chưa có điện với tổng kinh phí 25.000 tỷ đồng, thực hiện từ nay đến năm 2020


1. Phú Quốc từ trước:


Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km² (theo thống kê số liệu đất năm 2005), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore thập niên 1960 khi chưa san lấp lấn biển. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.






Người dân Phú Quốc phải trả giá điện đang phải mua từ nhà máy diesel Phú Quốc bình quân ở mức 5.060 đ/kWh


https://www.google.com/maps/preview/@10.177561,104.0589409,98447m/data=!3m1!1e3



Đến cuối năm 2001, hệ thống điện trên đảo Phú Quốc chỉ có 41 km đường dây trung thế, 44 km đường dây hạ thế, 1 trạm phát điện diesel công suất khoảng 3 MW gồm 2 máy phát DG72 và 3 máy phát Caterpillar, cấp điện cho khoảng hơn 4.000 khách hàng với sản lượng điện thương phẩm gần 6 triệu kWh/năm

Với diện tích trên 56.000 ha, dân số khoảng 60.000 người, nghề nghiệp chính của cư dân đảo Phú Quốc chủ yếu là chế biến nước mắm, trồng hồ tiêu và khai thác hải sản. Gần đây, nhờ hoạt động du lịch trên đảo phát triển mạnh, một bộ phận cư dân đã chuyển sang làm các dịch vụ phục vụ du lịch như mở nhà hàng, khách sạn, đưa đón khách… Chính vì vậy, cung ứng điện năng là một trong những yêu cầu cấp thiết góp phần phát triển kinh tế cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng tại huyện đảo này.


Đầu năm 2002, sau khi tiếp nhận lưới điện, ngành Điện đã đầu tư đồng bộ cho nguồn và lưới điện. Đơn vị trực tiếp quản lý là Điện lực Phú Quốc, trực thuộc Công ty Điện lực Kiên Giang. Từ chỗ chỉ cung cấp điện cho khu vực thị trấn Dương Đông và An Thới, đến nay điện đã được kéo về hầu hết các xã và thị trấn trên toàn huyện đảo với 96 km đường dây trung thế, 89 km đường dây hạ thế, 192 TBA phân phối với tổng dung lượng là 21.070 kVA; 1 phân xưởng diesel công suất 24,7 MW hoạt động 24/24 giờ, cấp điện cho 13.000 khách hàng.


Ông Nguyễn Văn Tươi, Giám đốc Điện lực Phú Quốc cho biết: “Hiện nay, do thiết bị quá lạc hậu, hư hỏng nhiều, nên nguồn điện thường không đủ, trong khi đó, do tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, nên Phú Quốc đang thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư. Điện lực Phú Quốc đã chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp thực hiện đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định phục vụ cho khách hàng”.




Nhà máy phát điện bằng diesel tại Phú Quốc

Hằng năm, để có điện phục vụ cho đảo Phú Quốc, ngành Điện phải bù lỗ trên 100 tỷ đồng do sản xuất điện từ nguồn diesel giá rất cao, bán điện cho người dân theo đúng giá quy định của chính quyền. Xác định rõ, đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN/SPC) đã có kế hoạch bổ sung cho Phân xưởng diesel 5 cụm máy GM với tổng công suất là 10.500 kVA, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động cuối tháng 5/2012. Đồng thời, đơn vị cũng đang triển khai việc đưa điện lưới quốc gia ra đảo Phú Quốc bằng tuyến cáp ngầm xuyên biển từ thị xã Hà Tiên, dài 56 km.

Đồng bộ với dự án cáp ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc còn có công trình đường dây 110 kV Kiên Bình - Hà Tiên và trạm 110 kV Hà Tiên; trong đó, đường dây 110 kV 2 mạch dài khoảng 20 km; trạm 110 kV Hà Tiên có công suất 2 x MBA 40 MVA (trước mắt là 1 MBA 40 MVA); trạm 110 kV Phú Quốc có công suất MBA 40 MVA. Dự kiến công trình sẽ được nghiệm thu, đóng điện vào năm 2014, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho huyện đảo Phú Quốc, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đời sống của nhân dân trên đảo.

Ông Nguyễn Thành Duy - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Nam cho biết, năm 2012, ngành điện đã phải bù lỗ 157 tỉ đồng, năm 2013 dự kiến bù lỗ khoảng 200 tỷ đồng do phát điện bằng dầu ở Phú Quốc.
Dù giá điện bình quân cao như vậy nhưng hiện cũng chỉ có 88% số hộ dân tại Phú Quốc được sử dụng điện từ nguồn diesel tại chỗ do ngành điện quản lý còn lại bà con phải tự mua máy phát điện.
Trong khi đó, theo quy hoạch, 10 năm tới, đảo du lịch Phú Quốc sẽ đón từ 2-3 triệu lượt khách mỗi năm. Nhu cầu tiêu thụ điện trên đảo Phú Quốc do vậy sẽ tăng nhanh; từ nay đến năm 2015 là 1.386 kWh/người/năm, năm 2020 là 2.614 kWh/người/năm, đến năm 2030 khoảng hơn 4.200 kWh/người/năm.


Theo ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Quốc, khoảng hai đến ba năm trở lại đây, nhiều nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án, công trình lớn trên huyện đảo, nhất là lĩnh vực du lịch luôn cần nguồn điện ổn định, nhưng do thường xuyên thiếu điện đã gây trở ngại rất lớn, làm chậm tiến độ thi công công trình. Vì vậy, khi có nguồn điện quốc gia ổn định, huyện sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn; các khách sạn khu nghỉ dưỡng có thêm điều kiện sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.
“Nếu nguồn điện lưới từ nguồn điện quốc gia tăng, tăng trưởng của Phú Quốc sẽ tăng lên đáng kể. Một số nhà đầu tư đã có chủ trương chờ có điện để đẩy mạnh đầu tư mở rộng phòng ốc, thu hút khách du lịch đến với Phú Quốc”- ông Hưng cho biết.

Hiện nay, theo một số chủ khách sạn và resort tại Phú Quốc, chi phí giá điện vào khoảng 9.000 đồng/kWh từ mua điện và máy phát điện riêng, chiếm 40 đến 42% giá phòng. Ông Phạm Xuân Hải- Phó Giám đốc Công ty cổ phần  Sài Gòn - Phú Quốc, ước tính với quy mô khách sạn 98 phòng, hàng tháng, công ty phải chi phí từ 900 triệu - 1 tỷ đồng tiền điện. Điều này đã làm hạn chế rất lớn đến việc phát triển, mở rộng các cơ sở du lịch, dịch vụ và đời sống người dân.

Hiện nay, huyện đảo Phú Quốc vẫn còn 4 xã là Gành Dầu, Bãi Thơm, Hòn Thơm, Thổ Châu chưa có điện lưới. Ở đây, nhiều nhà dân đã tự chung nhau mua máy phát điện chạy bằng xăng và chỉ dám thắp đèn đến 21h nhưng cũng đã phải trả chi phí trung bình từ 600.000 - 800.000 đồng/tháng/hộ dân.
Bởi vậy, khi biết có dự án điện lưới quốc gia sắp về Phú Quốc, người dân rất vui mừng, phấn khởi. Bởi không bao lâu nữa họ sẽ được giải tỏa cơn “khát điện” từ nhiều năm nay.



2. Những dấu mốc quan trọng của Dự án
Dự án Cáp ngầm 110kV Hà Tiên - Phú Quốc được Tổng công ty Điện lực miền Nam triển khai thực hiện công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình bắt đầu từ tháng 09/2007 và qua hơn 5 năm thực hiện:
- Ngày 5/12/2007, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp với các Bộ ngành trung ương để nghe Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam và Công ty Tư vấn Xây dựng điện 2 báo cáo khởi đầu dự án.
- Từ ngày 18/12 đến 20/12/2007, Bộ Công Thương cùng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao (Ủy ban Biên giới Quốc Gia), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng (Quân khu 9), UBND tỉnh Kiên Giang, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam và Công ty Tư vấn xây dựng điện 2 tổ chức đi khảo sát thực địa tại Hà Tiên, Phú Quốc để lựa chọn hướng tuyến.
- Ngày 26/8/2009, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến thống nhất hướng tuyến.
- Từ tháng 11/2008 đến tháng 12/2009, Tổng công ty Điện lực miền Nam cùng Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 2 phối hợp lựa chọn một số nhà thầu, chuyên gia nước ngoài làm tư vấn phụ cho một số gói thầu có tính chấp phức tạp như: Lập báo cáo tiền khảo sát; Chuyên gia thiết kế lắp đặt cáp; Chuyên gia công nghệ cáp; Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và Tư vấn khảo sát phần dưới biển.
- Từ ngày 8/1/2010 đến ngày 6/2/2010: Tiến hành khảo sát dưới biển.
- Từ tháng 5/2010 đến tháng 12/2010: Hoàn tất hồ sơ dự án đầu tư xây dựng của dự án và trình các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
- Ngày 18/10/2010: Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án tại Quyết định số 1938/QĐ-BTNMT ngày 18/10/2010.
- Ngày 14/1/2011, Bộ Công Thương phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình dự án Cáp ngầm 110kV Hà Tiên - Phú Quốc tại quyết định số 0223/QĐ-BCT ngày 14/1/2011.
- Từ tháng 1/2011 đến tháng 4/2011: Tổng công ty Điện lực miền Nam tổ chức triển khai lập: Kế hoạch đấu thầu; Hồ sơ mời thầu EPC để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (được ủy quyền của Bộ Công Thương) phê duyệt Kế hoạch đầu thầu của dự án tháng 7/2011.
- Từ tháng 7/2011 đến tháng 1/2012: Tổ chức thực hiện đấu thầu và lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu (trong đó có gói EPC).
- Đến ngày 9/4/2012: Phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu EPC “Thiết kế, cung cấp, lắp đặt hệ thống cáp ngầm cho dự án Cáp ngầm 110kV Hà Tiên - Phú Quốc”.
- Ngày 3/5/2012: Tổ chức ký kết hợp đồng gói thầu EPC giữa Tổng công ty Điện lực miền Nam và Nhà thầu Prysmian Powerlink SRL (Italy) tại TP Hồ Chí Minh.
- Từ tháng 1 đến tháng 9/2013: Nhà thầu Prysmian Powerlink SRL (Italy) sản xuất cáp ngầm.
- Từ ngày 9/7/2013 đến ngày 8/9/2013: Khảo sát biển để chuẩn xác tọa độ tuyến.
- Ngày 17/9/2013 đến ngày 20/11/2013: Các đơn vị của Bộ Quốc phòng thực hiện công tác rà phá bom mìn khu vực dự án.
- Ngày 17/11/2013: Dự án chính thức được khởi công và Tổ chức thi công lắp đặt cáp ngầm biển đến ngày 10/1/2014.
- Ngày 11/1/2014: Tổ chức đóng điện kỹ thuật đường cáp ngầm xuyên biển.
- Ngày 2/2/2014 đóng điện chính thức thành công cấp điện cho huyện Đảo.
Đường dây cáp ngầm đã hoàn thành vượt trước 6 tháng so với thời gian quy định của hợp đồng là tháng 7/2014.
Đối với hạng mục đường dây 110kV trên không (Hàm Ninh – Phú Quốc) và trạm 110kV Phú Quốc được khởi công xây dựng từ tháng 9/2012 và đã thi công xong tháng 11/2013. Các hạng mục đã được nghiệm thu và đóng thử nghiệm