Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Câu hỏi trắc nghiệm an toàn điện 2014




 

Câu 1: Thông tư liên tịch nào hiện nay quy định việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kì TNLĐ.
          A. TTLT số 03/1998 (ngày 26/03/1998)
          B. TTLT số 14/1998 (ngày 31/10/1998)
C. TTLT số 12/2012 (ngày 21/5/2012)
D. TTLT số 29/1991(ngày 25/12/1991)

Câu 2: Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT (21/05/2012) quy định có mấy loại TNLĐ.
A. Có 5 loại TNLĐ                             
             B. Có 4 loại TNLĐ      
C. Có 3 loại TNLĐ                               
D. Có 6 loại TNLĐ.

Câu 3: Thông tư số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT (21/05/2012) qui định về đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở bao gồm những thành phần nào?
            A. Người SDLĐ (chủ cơ sở) hoặc người được uỷ quyền làm trưởng đoàn; đại diện BCHCĐ cơ sở hoặc BCHCĐ lâm thời hoặc là người được tập thể người lao động chọn cử làm thành viên khi cơ sở chưa có đủ điều kiện thành lập công đoàn; người làm công tác ATVSLĐ của cơ sở làm thành viên.
            B. Người SDLĐ (chủ cơ sở); người làm công tác ATVSLĐ của cơ sở làm thành viên.
            C. Giám đốc hoặc người được uỷ quyền làm trưởng đoàn; đại diện BCHCĐ cơ sở; người làm công tác ATVSLĐ của cơ sở làm thành viên.
            D. Người SDLĐ (chủ cơ sở) hoặc người được uỷ quyền làm trưởng đoàn; đại diện BCHCĐ lâm thời làm thành viên.

Câu 4: Thông tư số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT (21/05/2012) qui định về đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh bao gồm những thành phần nào?
            A. Đại diện Thanh tra Sở Lao động thương binh và xã hội địa phương làm trưởng đoàn; Đại diện Sở Y tế làm thành viên; Đại diện Sở Công nghiệp làm thành viên.
            B. Đại diện Thanh tra Sở Lao động thương binh và xã hội địa phương làm trưởng đoàn; Đại diện Liên đoàn lao động tỉnh làm thành viên, trường hợp người bị TNLĐ làm thuê trong nông nghiệp thì mời thêm đại diện Hội Nông dân tỉnh làm thành viên; Đại diện Sở Y tế làm thành viên.
            C. Đại diện Thanh tra Sở Lao động thương binh và xã hội địa phương làm trưởng đoàn; Đại diện Liên đoàn lao động tỉnh làm thành viên.
            D. Đại diện Thanh tra Sở Lao động thương binh và xã hội địa phương làm trưởng đoàn; Đại diện Liên đoàn lao động tỉnh làm thành viên; Đại diện Công an tỉnh làm thành viên.



Câu 5: Thông tư số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT (21/05/2012) qui định về thời hạn điều tra và lập biên bản đối với các vụ TNLĐ nhẹ là bao nhiêu?
            A. Không quá 48 giờ
            B. Không quá 12 giờ
  C. Không quá 02 ngày làm việc.
   D. Không quá 08 giờ.

Câu 6: Thông tư số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT (21/05/2012) qui định về thời hạn điều tra và lập biên bản đối với các vụ TNLĐ nặng là bao nhiêu?
            A. Không quá 12 giờ.
            B. Không quá 24 giờ.
C. Không quá 08 giờ.
D. Không quá 05 ngày làm việc.

Câu 7: Thông tư số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT (21/05/2012) qui định về thời hạn điều tra và lập biên bản đối với các vụ TNLĐ nặng làm bị thương từ 02 người trở lên là bao nhiêu?
            A. Không quá 04 ngày.
            B. Không quá 06 ngày
C. Không quá 08 ngày.
D. Không quá 15 ngày làm việc

Câu 8: Thông tư liên tịch tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT (21/05/2012) quy định Đoàn điều tra cấp cơ sở có trách nhiệm điều tra, lập biên bản đối với các vụ TNLĐ loại nào?
          A. TNLĐ nhẹ, nặng, chết người.
          B. TNLĐ nhẹ, nặng.
C. TNLĐ nặng.
D. TNLĐ nhẹ.
   
Câu 9: Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT (21/05/2012) quy định Đoàn điều tra cấp tỉnh có trách nhiệm điều tra, lập biên bản đối với các vụ TNLĐ loại nào?
          A. TNLĐ chết người và nặng khi cần thiết.
          B. TNLĐ nhẹ, nặng.
C. TNLĐ nặng.
D. TNLĐ nhẹ.

Câu 10: Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT (21/05/2012) quy định trách nhiệm điều tra, lập biên bản đối với các vụ TNGT được coi là TNLĐ (trừ trường hợp xảy ra trên các tuyến đường nội bộ) là của cơ quan nào?
          A. Đoàn điều tra cấp tỉnh.
          B. Đoàn điều tra cấp cơ  sở.
C. Cơ quan Công an nơi xảy ra tai nạn.
D. Thanh tra Lao động và Công an cơ sở.

Câu 11: NLĐ bị TNLĐ do cơ sở khác gây ra thì việc điều tra, lập biên bản được qui định như thế nào trong Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT (21/05/2012)?  
            A. Cơ sở quản lý người lao động thực hiện điều tra, lập biên bản theo qui định.
            B. Cơ sở để xảy ra TNLĐ thực hiện điều tra, lập biên bản theo qui định.
            C. Cơ quan Công an.
            D. Thanh tra Lao động.

Câu 12: Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH (18/10/2013) qui định về huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ gồm những đối tượng nào?
            A. Người đang làm việc, người mới tuyển dụng, người làm việc lâu năm.
            B. Người làm công tác quản lý; Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về ATLĐ; NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; NLĐ không thuộc 3 nhóm nêu trên
            C. Công nhân kỹ thuật, người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề, thử việc tại cơ sở.
            D. Người đang làm việc, người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề, lao động tại cơ sở.

Câu 13: Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH (18/10/2013) qui định về huấn luyện ATVSLĐ cho người SDLĐ và người quản lý gồm những đối tượng nào?
            A. Giám đốc, phó giám đốc cơ sở; thủ trưởng của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp SDLĐ; người quản lý trực tiếp các công trường, phân xưởng.
            B. Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở uỷ quyền điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp SDLĐ.
            C. Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở uỷ quyền điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng.
D. Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm HTX; chủ hộ kinh doanh cá thể; chủ hộ gia đình có SDLĐ theo hợp đồng lao động; Thủ trưởng và cấp phó: các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức hành chính, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị thuộc QĐND, CAND; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có SDLĐ theo hợp đồng lao động.
.
Câu 14: Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH (18/10/2013)  qui định về huấn luyện ATVSLĐ cho những đối tượng nào?
            A. NLĐ, người làm công tác kỹ thuật taị cơ sở.
            B. Người đang làm việc, người SDLĐ và người quản lý, người làm công tác ATVSLĐ taị cơ sở.
            C. Người làm công tác quản lý; Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về ATLĐ; Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; NLĐ không thuộc 3 nhóm nêu trên
            D. Người SDLĐ và người lãnh đạo, người làm công tác ATVSLĐ taị cơ sở.

Câu 15: Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH (18/10/2013)  qui định về thời gian huấn luyện ATVSLĐ định kỳ đối với người làm công tác ATVSLĐ tại cơ sở là bao nhiêu?
            A. Ít nhất 2 năm 1lần và mỗi lần ít nhất là 02 ngày.
            B. Ít nhất 1 năm 1lần và mỗi lần ít nhất là 01 ngày.
            C. Ít nhất 3 năm 1lần và mỗi lần ít nhất là 03 ngày.
            D. Ít nhất 2 năm 1 lần và mỗi lần ít nhất là 48 giờ..

Câu 16: Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH (18/10/2013) qui định về thời gian huấn luyện ATVSLĐ lần đầu đối với người làm công tác ATVSLĐ tại cơ sở là bao nhiêu?
            A. Ít nhất 2 năm 1lần và mỗi lần ít nhất là 02 ngày.
            B. Ít nhất là 02 ngày.
            C. Ít nhất là 48 giờ.
            D. Ít nhất 1 năm 1lần và mỗi lần ít nhất là 03 ngày.

Câu 17: Thông tư số 31/2014/TT-BCT  (02/10/2014) qui định cơ quan nào in, phát hành và quản lý thẻ an toàn điện?
             A. Bộ CT.
            B. Tổng LĐLĐVN.
C. Người sử dụng lao động      
D. Sở LĐTBXH.

Câu 18: Thông tư số 31/2014/TT-BCT  (02/10/2014) qui định thẻ an toàn điện được cấp cho người lao động làm những công việc gì?
            A. Khi tuyển dụng bố trí công việc lần đầu liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn điện.
            B. Khi người lao động chuyển từ công việc khác về làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn điện.
            C. Khi thay đổi máy móc, thiết bị và công nghệ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn điện
            D. Tất cả các loại công việc trên.

Câu 19: Thông tư số 31/2014/TT-BCT  (02/10/2014) qui định đơn vị  nào có quyền cấp thẻ an toàn điện  cho người lao động làm công việc theo qui định?
            A. Người sử dụng lao động
            B. Thanh tra Lao động.
C. Thanh tra Y tế.
D. Đơn vị tổ chức huấn luyện ATVSLĐ.

Câu 20: Thông tư số 27/2014/TT-BLĐTBXH (18/10/2014) qui định về thời gian huấn luyện ATVSLĐ định kỳ đối với người lao động (nhóm 4) là bao nhiêu?
            A. Ít nhất 2 năm 1lần và mỗi lần ít nhất là 02 ngày.
            B. Ít nhất 1 năm 1lần và mỗi lần ít nhất là 01 ngày.
            C. Ít nhất 3 năm 1lần và mỗi lần ít nhất là 03 ngày.
            D. Ít nhất 1 năm 1 lần và mỗi lần ít nhất là 02 ngày.

Câu 21: Thông tư số 27/2014/TT-BLĐTBXH (18/10/2014) qui định về thời gian huấn luyện ATVSLĐ lần đầu đối với người làm công tác ATVSLĐ tại cơ sở là bao nhiêu?
            A. Ít nhất 2 năm 1lần và mỗi lần ít nhất là 02 ngày.
            B. Ít nhất là 02 ngày.
            C. Ít nhất là 06 ngày.
            D. Ít nhất 1 năm 1lần và mỗi lần ít nhất là 03 ngày.

Câu 22: Thông tư số 27/2014/TT-BLĐTBXH (18/10/2014) qui định về thời hạn huấn luyện định kỳ ATVSLĐ đối với người sử dụng lao động (giám đốc, phó giám đốc) là bao nhiêu??
             A. 05 năm/ lần trong 03 ngày.
             B. 01 năm/lần trong 02 ngày.
C. 02 năm/lần trong 02 ngày.
D. 01 năm/ lần trong 01 ngày.

Quy trình QT-03-01

Câu 23: Ít nhất có mấy chức danh trong phiếu công tác ?
             A. 5 chức danh .    B. 4 chức danh.
C. 3 chức danh.    D. 6 chức danh.       

Câu 24: Tối đa có mấy chức danh chịu trách nhiệm về an toàn trong phiếu công tác?
             A. 5 chức danh .     B. 4 chức danh.
C. 3 chức danh.    D. 6 chức danh.        

Câu 25: Phiếu công tác được viết thành mấy bản khi cấp cho đơn vị công tác và có hiệu lực trong bao nhiêu ngày?
            A. 02 bản và có hiệu lực trong ngày.  
            B. 03 bản và 15 ngày.
C. 02 bản và 30 ngày.
D. 01 bản và 15 ngày.  

Câu 26: Khi mở cửa lưới kiểm tra thiết bị đang vận hành thì phải bảo đảm các yêu cầu như thế nào?
A.    Phải có một người thứ hai có trình độ an toàn ít nhất bậc 2.
B.     Phải có một người thứ hai có trình độ an toàn ít nhất bậc 3.
            C.   Phải có hai người, người giám sát phải có bậc an toàn điện từ bậc 4 trở lên, người kiểm tra từ bậc 3 trở lên và phải quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn.
            D. Phải có một người có trình độ an toàn ít nhất bậc 4.

Câu 27: Khi thiết bị trong trạm bị sự cố thì phải đứng cách xa thiết bị đó ít nhât là bao nhiêu?
A. 4m.
            B. 3m với thiết trí điện trong nhà và từ 6m với thiết trí điện ngoài trời.
            C. 4m với thiết bị trong nhà và 8m với thiết bị ngoài trời.
D. 5m với thiết bị trong nhà và 10m với thiết bị ngoài trời.

Câu 28: Khoảng cách an toàn khi không có rào chắn ở cấp điện áp định mức 6 kV là bao nhiêu?

             A. 0,6m                 B.0,7m
C. 1m.             D. 1,5m

Câu 29: Khoảng cách an toàn khi không có rào chắn ở cấp điện áp định mức 22 kV là bao nhiêu?
             A. 0,7m.                 B.1m.
C. 1,5m.           D. 2m.

Câu 30: Khoảng cách an toàn khi không có rào chắn ở cấp điện áp định mức 110 kV là bao nhiêu?
           
             A. 1,5m.                     B. 2m
C. 2,5m.             D. 3m

Câu 31: Khoảng cách an toàn khi có rào chắn ở cấp điện áp định mức 15 kV là bao nhiêu?
           
             A. 0,6m.                  B.0,5m
C. 0,4m.             D. 0,35m       

Câu 32: Khoảng cách an toàn khi có rào chắn ở cấp điện áp định mức 22 kV là bao nhiêu?       
             A. 1,5m.                 B.1m
C. 0,6m.             D. 0,35m

Câu 33: Khoảng cách an toàn khi có rào chắn ở cấp điện áp định mức 110 kV là bao nhiêu?
             A. 0,7m.                 B.0,75m
C. 1m.                D. 1,5m

Câu 34: Người vào TBA một mình phải đạt những yêu cầu gì?
A.    Có bậc an toàn điện 3/5 trở lên.
B.     Có bậc an toàn điện ít nhất là 4/5.
            C. Có bậc an toàn điện 5/5.
            D. Có bậc an toàn điện 5/5 và có tên trong danh sách do lãnh đạo đơn vị duyệt.

Câu 35: Công việc làm mà các thiết bị điện ngoài trời hoặc trong nhà đã được cắt điện từ mọi phía (kể cả đầu vào của đường dây trên không và đường cáp), các lối đi ra phần phân phối ngoài trời hoặc thông sang phòng bên cạnh đang có điện đã khoá cửa; trong trường hợp đặc biệt thì chỉ có nguồn điện hạ áp để tiến hành công việc được gọi như thế nào?
A.    Công việc làm có cắt điện hoàn toàn.
B.     Công việc làm có cắt điện một phần.
C.     Công việc làm ở gần nơi có điện.
D.    Công việc làm có cắt điện từng phần.

Câu 36. Công việc làm có cắt điện một phần được qui định như thế nào?
   A. Công việc làm ở thiết bị điện ngoài trời hoặc trong nhà chỉ có một phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết bị điện được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối đi ra phần phân phối ngoài trời hoặc thông sang phòng bên cạnh có điện vẫn mở cửa.
            B. Công việc làm ở thiết bị điện ngoài trời đã cắt điện.
            C. Công việc làm ở thiết bị điện ngoài trời hoặc trong nhà đã cắt điện hoàn toàn.
            D. Công việc làm ở thiết bí điện trong nhà đã cắt điện.

Câu 37: Khi cắt điện đường dây để cho đơn vị công tác làm việc trên đường dây, tại MC và dao cách ly của đường dây được cắt phải treo biển loại nào?
A.    “Cấm đóng điện, có người đang làm việc”.
B.     “Cấm vào, phía trên có điện”.
C.     “Dừng lại, có điện nguy hiểm chết người”.
D.    “Cấm đóng điện, có người làm việc trên đường dây”.
Câu 38: Phiếu công tác được viết thành 01 bản khi cấp cho đơn vị công tác trong trường hợp nào?
             A. Trong mọi trường hợp phải có 02 bản (một bản giao cho người cho phép và một bản giao cho người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác)
             B. 01 bản, trong trường hợp người lãnh đạo công việc kiêm người chỉ huy trực tiếp.
             C. 01 bản, trong trường hợp người cho phép kiêm người chỉ huy trực tiếp.
             D. 01 bản, trong trường hợp người cấp phiếu kiêm người chỉ huy trực tiếp.     

Câu 39: Tổ trưởng tổ quản lý vận hành ĐZ 971 của CNĐ (X) cử công nhân đi đặt tiếp đất di động trong các trường hợp sau đây, theo đ/c trường hợp nào đúng?
                                       
             A. 02 người có bậc AT 3/5.
          B. 03 người có bậc AT 2/5.
C. 01 người có bậc AT 5/5.
D. 02 người có bậc AT 4/5.       

Câu 40: Sau khi cắt điện, kiểm tra không còn điện được qui định như thế nào trong QTKTATĐ?
A.    Căn cứ đèn tín hiệu, rơle, đồng hồ báo điện áp.
B.     Dùng sào thao tác gõ nhẹ vào đường dây xem còn điện hay không.
             C. Dùng bút thử điện phù hợp với cấp điện áp cần thử và phải thử  cả 3 pha vào và ra của thiết bị.
D. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 41: Dây tiếp đất được qui định như thế nào trong QTATĐ?
            A. Dây tiếp đất phải là dây chuyên dùng, bằng dây đồng trần (hoặc bọc vỏ nhựa trong), mềm, nhiều sợi, tiết diện nhỏ nhất là 50 mm2.
B. Bất kỳ dây đồng nào có tiết diện ít nhất là 25mm2.
C. Bất kỳ dây đồng nào có tiết diện ít nhất là 50mm2.
             D. Dây tiếp đất phải là dây chuyên dùng, bằng dây đồng trần (hoặc bọc vỏ nhựa trong), mềm, nhiều sợi, tiết diện nhỏ nhất là 16 mm2.
Câu 42. Việc tháo tiếp đất di động được qui định như thế nào?
            A. Tháo gỡ đầu trên dây dẫn trước rồi mới tháo đầu nối vào đất.
            B. Trong khi thực hiện phải mang găng tay và dùng sào đúng cấp điện áp đối với đầu trên dây dẫn.
            C. Phải thực hiện cả A và B.
            D. Tháo đầu nào trước cũng được, nhưng phải có găng tay và sào cách điện
Câu 43: Điện xoay chiều có thể nguy hiểm đến tính mạng con người là bao nhiêu?
            A. Điện áp từ 50V và dòng điện từ 10mA trở lên.  B. Dòng điện từ 100mA trở lên.
            C. Điện áp từ 110V trở lên.    D. Cả ba câu A, B, C đều đúng.

Câu 44: Thời hạn thử nghiệm định kỳ dây đeo an toàn được qui định như thế nào trong QTATĐ?
             A. 01 năm/lần.     B. 06 tháng/ lần.
C. 03 tháng/ lần.       D. 01 tháng/lần.
           
Câu 45: Việc lắp tiếp đất di động được qui định như thế nào?
A. Đấu một đầu vào đất trước, sau đó mới lắp đầu kia với dây dẫn, khi thực hiện phải mang găng tay và phải dùng sào cách điện để lắp vào dây dẫn.
B. Đấu một đầu vào dây dẫn trước, đầu kia đấu xuống đất sau, khi thực hiện phải mang găng tay, ủng cách điện và dùng sào cách điện khi lắp tiếp địa vào dây dẫn.
            C. Cả 2 phương án A và B đều đúng.
            D. Cả 2 phương án A và B đều sai.

Câu 46: Điện cao áp quy ước có điện áp quy định là bao nhiêu?
A. Từ 1000 V trở xuống.
             B. Từ 10.000 V trở lên.
C. Từ 380 V trở lên.
D. Từ 1000 V trở lên.

Câu 47: Điện hạ áp quy ước có điện áp quy định là bao nhiêu?
A. Từ 24 V trở xuống.
B. Từ 50 V trở xuống.
C. Từ 250 V trở xuống.
D. Dưới 1000 V.

Câu 48: Khi phát hiện người bị điện giật ở điện hạ áp nếu không cắt được nguồn điện phải thực hiện biện pháp gì?
            A. Đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng tay cao su để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm quần, áo khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra.           
B. Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu cán bằng gỗ để cắt đứt mạch điện đang gây tai nạn. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào nạn nhân.
            C. Cả 2 phương án A, B đều sai.        D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.

Câu 49: Qui định đặt và tháo tiếp đất di động phải do mấy người có bậc ATĐ như thế nào để thực hiện?
            A. Do 2 người có bậc an toàn ít nhất là 4/5 và  3/5.
            B. Do 2 người có bậc an toàn ít nhất là 4/5 và  2/5.
            C. Do 1 người có bậc an toàn 5/5.     D. Do 1 người có bậc an toàn 4/5.

Câu 50: QTATĐ qui định công nhân vào trạm điện làm việc phải có bậc an toàn là bao nhiêu?
            A. Bậc 2/5 trở lên và người chỉ huy trực tiếp phải có bậc 4/5 trở lên.
            B. Bậc 1/5 trở lên.       C. Không cần bậc an toàn.      D. Bậc thợ 5/7 trở lên.    
Câu 51: Trọng lượng dùng để thử nghiệm dây đeo an toàn được qui định như thế nào trong QTATĐ?
            A. 350kg đối với dây mới và 325kg đối với dây cũ.
            B. 350kg đối với dây mới và 300kg đối với dây cũ.
            C. 300kg đối với dây mới và 225kg đối với dây cũ.
            D. 300kg đối với dây mới và 250kg đối với dây cũ.

Câu 52: Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao (trên cột) để làm việc được qui định như thế nào?
            A. Cấm tung, ném từ dưới lên hoặc trên cao xuống mà phải dùng dây buộc để kéo lên hoặc hạ xuống từ từ qua puly, người đứng dưới phải dứng xa chân cột và giữ một đầu dây dưới.
            B. Được phép tung, ném từ dưới lên hoặc trên cao xuống.
            C. Có thể mang theo người hoặc chuyền qua người khác.
            D. Dùng dây buộc để kéo lên hoặc hạ xuống.

Câu  53: Qui định về nối thang trong QTATĐ được qui định như thế nào?
            A. Dùng dây thừng hoặc dây thép buộc chặt hai đầu chỗ nối ít nhất 1m.
            B. Dùng đai bằng sắt và bắt bu lông hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre, nứa cứng ốp hai đầu chỗ nối ít nhất 1m rồi dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo không lung lay, xộc xệch.
            C. Đóng bằng đinh dài 10cm.
            D. Không cho phép nối thang để dùng.

Câu  54: Tổ trưởng tổ quản lý vận hành đường dây 479 thuộc CNĐ (X) giao nhiệm vụ cho công nhân của tổ đi đánh lại số cột của đường dây (không trèo lên cột) bằng các cách sau đây, theo đ/c cách nào đúng?
            A. Lệnh công tác. B. Phiếu công tác.
C.Phiếu thao tác.   D. Giấy phân công nhiệm vụ.

Câu 55: Qui trình ATĐ qui định khi tiếp nhận nơi làm việc người chỉ huy trực tiếp phải làm các việc nào sau đây:
            A. Nhận Lệnh công tác từ người ra lệnh.
            B. Chịu trách nhiệm kiểm tra lại và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết, đồng thời bố trí, phân công và giám sát mọi người trong đơn vị tiến hành công việc một cách an toàn.
            C. Chịu trách nhiệm về chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng khi làm việc. Phải liên tục có mặt tại nơi làm việc.
D. Thực hiện cả A, B và C.

Câu 56: Qui trình ATĐ qui định khi tiếp nhận nơi làm việc người giám sát an toàn điện phải làm các việc nào sau đây:
            A. Nắm vững các quy định và những yêu cầu về an toàn điện tại nơi làm việc để giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác đảm bảo an toàn về điện.
            B. Có mặt liên tục tại nơi làm việc để giám sát và không được làm bất cứ việc gì thêm.
            C. Cùng người chỉ huy trực tiếp kiểm tra và thực hiện (nếu có) các biện pháp an toàn đã đủ và đúng. Chịu trách nhiệm không để xảy ra tai nạn về điện.
            D. Thực hiện cả A,  B và C
Câu 57: Qui trình ATĐ qui định người cho phép vào làm việc phải làm các việc nào sau đây:
            A. Thực hiện đầy đủ các thủ tục cho phép vào làm việc.
            B. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết thích hợp với đặc điểm công việc và nơi làm việc.
            C. Tiếp nhận nơi làm việc khi kết thúc, ghi vào phiếu công tác những mục theo yêu cầu và vào sổ vận hành.                D. Thực hiện cả A, B và C.

Câu 58: Những người được phép tháo các biển báo ở bộ phận truyền động của máy cắt, DCL mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc là:
            A. Nhân viên của đơn vị QLVH thiết bị sau khi được sự cho phép của điều độ.
            B. Nhân viên thao tác (người treo biển báo) hoặc người được chỉ định thay thế.
C.     Người của nhóm công tác tháo khi thực hiện thủ tục kết thúc công tác.
D.    Cả A, B, C đều đúng nhưng phải có trình độ an toàn bậc 5.

Câu 59: Khi làm việc mà có yêu cầu đặt rào chắn tạm thời thì trên rào chắn tạm thời phải treo biển báo
A.    “Cấm mở! Có người đang làm việc”
B.     “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”
C.     “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người
D.    “Cấm vào! Điện áp cao nguy hiểm chết người”

Câu 60: Để tránh đóng điện nhầm vào thiết bị có người đang làm việc:
A. Các bộ phận truyền động của dao cách ly trong trạm phải khoá lại, chìa khóa do người cắt điện hoặc người trực ca vận hành giữ.
B. Các bộ phận truyền động của dao cách ly trong trạm phải khoá lại và treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”, chìa khóa do người cắt điện hoặc người trực ca vận hành giữ.
C. Phải cử người đứng trông để không cho ai đóng điện.
D. Treo biển “ Cấm mở! có người đang làm việc” tại bộ phận truyền động

Câu 61: Khi sử dụng thang di động để làm việc, các trường hợp nào sau đây bị cấm:
A. Đứng ở bậc thang trên cùng để làm việc
B. Cho phép hai người cùng đứng trên thang để làm việc khi chân thang và đầu thang đã được cố định chắc chắn
C. Người đứng trên thang phải choàng dây an toàn vào thang
D. Cả A, B và C
Câu 62: Quy định làm việc trên cao đối với công nhân tạm tuyển, hợp đồng theo thời vụ, học sinh thực tập đã được huấn luyện và sát hạch đạt quy trình an toàn điện:
A.    Được làm việc trên cao trong trường hợp cắt điện từng phần.
B.     Được làm việc trên cao trong trường hợp không có điện.
C.     Cấm làm việc trên cao trong mọi trường hợp.
D.    Cả 3 câu trên đều sai

Câu 63: Những mệnh lệnh trái với Quy trình an toàn điện:
A. Người nhận lệnh có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì có quyền báo cáo lên cấp trên.
B. Người nhận lệnh có quyền không chấp hành và báo cáo lên cấp trên.
C. Đưa ra những lý do không chấp hành với người ra lệnh, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì vẫn thi hành mệnh lệnh sau đó báo cáo lên cấp trên.
D. Nếu thấy vẫn đảm bảo an toàn thì thực hiện, sau đó báo cáo cấp trên để xem xét rút kinh nghiệm

Câu 64:  Người cấp phiếu công tác là người của đơn vị nào?
A.    Ngưòi của đơn vị điều độ.                  B.   Ngưòi của đơn vị công tác.
C.   Ngưòi của đơn vị quản lý vận hành.  D.   Ngưòi của đơn vị ra lệnh thao tác.

Câu 65:  Kiểm tra không còn điện bằng cách nào?
A.    Căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện.
B.     Dùng sào thao tác gõ nhẹ lên thiết bị cần thử.
C.     Thử bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị điện cần thử, như bút thử điện, còi thử điện.
D.    Cả 03 cách trên đều đúng.

Câu 66:   Giấy đăng ký công tác của đơn vị trong EVN và ngoài EVN có gì khác nhau?
A.    Không có gì khác nhau.
B.     Khác nhau ở phần ký tên của lãnh đạo dơn vị.
C.     Giấy đăng ký công tác của đơn vị ngoài EVN phải có dấu.
D.    Giấy đăng ký công tác của đơn vị ngoài EVN phải có biên bản khảo sát hiện trường.

Câu 67:   Thao tác hẹn giờ được thực hiện như thế nào?
A.    Thực hiện ở những nơi không liên lạc được.
B.     Phải so và chỉnh giờ theo đồng hồ của người ra lệnh.
C.     Đến nơi thao tác phải thử hết điện bằng bút thử điện phù hợp với cấp điện áp.
D.    Tất cả các quy định trên.

Câu 68: Làm việc trên đường dây hạ áp có điện hoặc tiếp xúc với phần điện hạ áp trong trạm cần phải:
A. Dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn.
B. Đi giày (ủng) cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện.
C. Dùng các tấm cách điện che các bộ phận có điện ở gần người làm việc dưới 30cm, bằng bìa cách điện mi-ca, ni-lông hoặc ba-kê-lít.
D. Có đủ các điều kiện trên.

Câu 69: Khi làm việc trên đường dây cao áp mạch đơn không phân nhánh, yêu cầu đặt tiếp địa như sau:
A. Nếu dao tiếp đất ở hai đầu đường dây đã đóng thì không cần đặt tiếp đất lưu động tại vị trí công tác nữa.
B. Phải đặt tiếp đất hai đầu vị trí công tác.
C. Phải đặt tiếp đất ở hai đầu vị trí công tác, nếu khu vực sửa chữa dài quá 2 km thì phải đặt thêm một tiếp địa ở giữa. 
D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 70: Khi làm việc trên một mạch của đường dây cao áp mạch kép không phân nhánh (mạch kia đang có điện), yêu cầu đặt tiếp đất như sau:
A. Phải đặt tiếp đất ở hai đầu mạch có yêu cầu làm việc.
B. Khu vực sửa chữa dài quá 2 km, ngoài việc tiếp đất hai đầu thì phải đặt thêm một tiếp đất ở giữa.
C. Phải đặt tiếp đất ở hai đầu khu vực mạch sửa chữa, khoảng cách giữa các bộ tiếp đất không xa quá 500 m.
D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 71: Các dụng cụ được phép mang theo người khi làm việc trên cao là
A. Các dụng cụ nhẹ như kìm, mỏ lết, búa con, tyfo...
B. Các dụng cụ nhẹ như kìm. mỏ lết, búa con... được đặt trong bao đựng chuyên dùng.
C. Các dụng cụ do người chỉ huy trực tiếp giao cho.
D. Không được mang bất cứ dụng cụ nào theo người mà phải đưa lên bằng ròng rọc.

Câu 72: Những công việc nào trong các công việc sau đây được tiến hành 1 mình
A. Treo biển báo, sửa chân cột, đánh số cột mà không trèo lên cột quá 3 mét.
B. Trèo lên cột để sơn xà
C. Trèo lên cột để gỡ tổ chim.
D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 73: Khi lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo mà đường dây thi công đi phía trên đường dây cao áp khác đang có điện phải:
A. Cắt điện và làm tiếp đất ở một điểm gần nơi giao chéo của đường dây giao chéo đó.
B. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có yêu cầu cắt điện đường dây giao chéo đi bên dưới hay không, tuy nhiên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc ngay tại vị trí công tác.
C. Không cần cắt điện đường dây giao chéo đó nếu đã làm giàn giáo vượt qua đường dây và phải thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết và phải đặt tiếp đất tại đường dây cần công tác đầy đủ.  
D. Cả A và C đều đúng.

Câu 74: Khi lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo mà đường dây thi công đi phía dưới đường dây cao áp khác đang có điện phải:
A. Cắt điện đường dây giao chéo đó.
B. Không cần cắt điện đường dây giao chéo đó, tuy nhiên phải thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết và phải đặt tiếp đất tại hai đầu đoạn đường dây cần công tác về 2 phía giao chéo với đường dây đang vận hành đi phía trên.
C. Phải có người của đơn vị quản lý đường dây giao chéo giám sát.
D. Phải bao gồm cả B và C

Câu 75: Các trường hợp công tác nào dưới đây được cấp chung một phiếu công tác:
A.  Một công việc có nhiều việc do một đơn vị công tác thực hiện, nếu điều kiện tiến hành những việc này được chuẩn bị nơi làm việc chung ngay từ khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc và phải thực hiện các quy định về di chuyển nơi làm việc.
B.      Tiến hành công việc không cắt điện trên nhiều đường dây song song cạnh nhau.
C.      Làm việc trên cả hai mạch của đường dây hai mạch.
D.     Làm việc ở chỗ các đường dây giao chéo

Câu 76: Những công việc nào được phép thực hiện theo lệnh công tác:
A. Làm việc ở xa nơi có điện.
B. Xử lý sự cố thiết bị do nhân viên vận hành thực hiện trong ca trực, hoặc những người khác thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên vận hành.
C. Làm việc ở thiết bị điện hạ áp trong một số trường hợp.
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 77: Người có quyền quyết định thay đổi nhân viên đơn vị công tác trong phiếu công tác:
A. Người cấp phiếu công tác, người lãnh đạo công việc hoặc người có quyền cấp phiếu công tác khác
B. Người chỉ huy trực tiếp
C. Người cho phép
  D. Đối với các đơn vị trực thuộc, các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhân viên đơn vị công tác do người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhân viên của đơn vị làm công việc cử; Đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác do người sử dụng lao động (hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền) của đơn vị làm công việc cử.

Câu 78: Người lãnh đạo công việc trong khi kiểm tra nhóm công tác làm việc nếu phát hiện thấy có vi phạm quy trình an toàn hoặc hiện tượng khác nguy hiểm cho người làm việc thì:
A. Nhắc nhở đơn vị công tác rút kinh nghiệm tránh vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn điện.
B. Rút đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc.
C. Vẫn cho phép đơn vị công tác tiếp tục làm việc đồng thời khắc phục các thiết sót.
D. Phải thu phiếu công tác và rút đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc. Chỉ sau khi đã khắc phục các thiết sót mới được làm các thủ tục cho phép đơn vị công tác trở lại làm việc và ghi vào phiếu công tác

Câu 79: Khi tạm ngừng công việc trong ngày để nghỉ giải lao (ví dụ: ăn trưa), đối với các công việc có cắt điện từng phần hoặc không cắt điện thì:
A. Phải rút đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc, các biện pháp an toàn vẫn giữ nguyên, chỉ được vào làm việc trở lại khi được sự đồng ý của người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát) sau khi kiểm tra còn đầy đủ biện pháp an toàn
B. Phải rút đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc, tháo dỡ các biện pháp an toàn
C. Đơn vị công tác nghỉ (ăn trưa) tại chỗ, các biện pháp an toàn vẫn giữ nguyên.
D. Phải trả lại vị trí công tác cho người cho phép.

Câu 80: Đối với các công việc có cắt điện từng phần hoặc không cắt điện, sau khi tạm ngừng công việc để nghỉ giải lao (ví dụ: ăn trưa), người chỉ huy trực tiếp chỉ được cho nhân viên vào làm việc khi:
A.    Đã kiểm tra có mặt đầy đủ các nhân viên đơn vị công tác
B.     Đã kiểm tra còn đầy đủ các biện pháp an toàn.
C.     Đã được sự đồng ý của người cho phép.
D.    Phải có cả 3 điều kiện trên.

Câu 81: Trong quá trình kiểm tra chất lượng công trình thấy có thiếu sót cần sửa lại ngay, người lãnh đạo công việc phải:
A. Cấp lại phiếu công tác khác để thực hiện công việc.
B. Tiến hành thủ tục khóa phiếu công tác và thông báo cho người cho phép các thiếu sót để xem xét có đóng điện trở lại hay không.
C. Thực hiện “Thủ tục cho phép vào làm việc” như đối với một công việc mới, không cần cấp thêm phiếu công tác mới nhưng phải ghi vào phiếu công tác thời gian bắt đầu, kết thúc công việc làm thêm.
D. Không cần ghi vào phiếu công tác, yêu cầu đội công tác tiến hành sửa chữa ngay các thiếu sót.

Câu 82: Khi công việc đòi hỏi phải cắt điện hoàn toàn trong trạm biến áp thì yêu cầu nào sau đây không cần thiết
A. Phiếu thao tác, phiếu công tác.
B. Chuẩn bị đủ số lượng dây tiếp đất đặt ở má ngoài những dao cách ly cao áp  dẫn điện đến và đi (nếu không có dao tiếp đất cố định).
C. Chuẩn bị đủ rào chắn tạm thời.
D. Chuẩn bị đủ số biển báo an toàn cần thiết.

Câu 83: Khi thấy sự cố có thể gây nguy hiểm cho người hoặc hư hại thiết bị, người công nhân vận hành được phép :
A. Cắt điện ngay và ghi vào sổ vận hành.
B. Báo cáo ngay với người phụ trách biết để xin cắt điện theo đúng thủ tục phiếu thao tác.
C. Cắt điện ngay và báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên và người phụ trách đơn vị biết đồng thời ghi vào sổ vận hành.
D. Cắt điện khi có phiếu thao tác và lệnh của điều độ.

Câu 84: Khi có nhiều tổ hoặc nhiều đơn vị công tác trên cùng một hệ thống đường dây, một trạm biến áp hay một công trường mà có người chỉ huy riêng biệt thì:
A. Cấp chung một phiếu công tác và làm biện pháp an toàn chung cho tất cả các đơn vị.
B. Mỗi đơn vị được cấp riêng một phiếu công tác và thực hiện các biện pháp an toàn phải riêng biệt.
C. Phiếu công tác được cấp chung và phải cử ra một cán bộ có bậc an toàn cao giám sát toàn bộ khu vực công tác.
D. Phiếu công tác được cấp riêng cho mỗi đơn vị công tác, nhưng biện pháp an toàn có thể phối hợp làm chung để tiết kiệm thời gian và trang bị nối đất, biển báo…

Câu 85: Sau khi đơn vị công tác thực hiện xong công việc trong TBA, việc thao tác đóng điện vào thiết bị được thực hiện khi:
A. Có lệnh của trưởng TBA
B. Đến giờ trả điện theo lịch đăng ký.
C. Đã khoá tất cả các phiếu công tác làm việc liên quan đến thiết bị đó. Cất biển báo, rào chắn tạm thời, đặt lại rào chắn cố định, được cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị ra lệnh khôi phục lại thiết bị.
D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 86: Sau khi cắt điện mà đồng hồ, rơ-le hoặc đèn hiệu trên bảng điện báo còn điện:
A. Phải dùng bút thử điện trên thiết bị có còn điện áp không.
B. Xem như thiết bị còn điện mặc dù dùng bút thử điện thấy không còn điện.
C. Xem như thiết bị đã mất điện vì đã cắt điện.
D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 87: Khi thao tác sai hoặc gây ra sự cố thì:
A. Ngừng ngay phiếu thao tác và hội ý để tiếp tục thao tác khắc phục lại thao tác sai sau đó báo cáo cho người ra lệnh biết.
B.  Ngừng ngay phiếu thao tác và báo cáo cho người ra lệnh biết. Việc thực hiện tiếp thao tác phải được tiến hành theo một phiếu mới
C. Báo cáo cấp trên trước khi thao tác khắc phục sai sót.
D. Ghi bổ sung vào phiếu thao tác và báo cáo cấp trên.

Câu 88: Trong thời gian nghỉ giải lao khi thực hiện công việc tại phòng thiết bị điện cao áp, các hành động nào dưới đây bị Cấm:
A. Nhân viên công tác vào làm việc khi chưa có mặt người chỉ huy trực tiếp.
B. Nhân viên quản lý vận hành thực hiện tháo dỡ rào chắn tạm thời, dây nối đất, biển báo. Thay biển báo “Làm việc tại đây” bằng biển báo “Dừng lại, điện cao áp”. Đóng điện vào thiết bị đã được cắt điện.
C. Đóng điện vào thiết bị đã được cắt điện và có báo cho người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp.
D. Đóng điện vào thiết bị đã được cắt điện và cử người trông coi tại khu vực làm việc để báo cho người chỉ huy trực tiếp biết

Câu 89: Sau khi kết thúc công việc trên đường dây cao áp, khi thực hiện thủ tục trao trả nơi làm việc, hành động nào của người chỉ huy trực tiếp sau đây là chưa đúng:
A. Kiểm tra đường dây được sửa chữa xem có còn bỏ sót vật liệu, dụng cụ… không.
B. Rút hết đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc.
C. Ra lệnh tháo các nối đất lưu động do đơn vị công tác thực hiện.
D. Thông báo trao trả nơi làm việc cho một nhân viên bất kỳ của đơn vị quản lý vận hành đường dây

Câu 90: Trong trường hợp làm việc nhiều nơi trên cùng một lộ theo một phiếu công tác, trường hợp nào sau đây là không được phép:
A. Mọi nơi làm việc đều phải do nhân viên vận hành chuẩn bị và bàn giao cho người chỉ huy trực tiếp khi bắt đầu công việc.
B. Người chỉ huy trực tiếp phân công nhân viên đơn vị công tác làm việc tại tất cả các vị trí làm việc đã được nhân viên vận hành chuẩn bị.
C. Ở thiết bị có người trực thường xuyên thì việc di chuyển nơi làm việc do nhân viên vận hành cho phép.
D. Ở thiết bị phân phối không có người trực thì việc di chuyển nơi làm việc do người chỉ huy trực tiếp cho phép

Câu 91: Khi thực hiện công tác thay dây đường trục hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 22kV, điều nào sau đây là đúng:
A. Cắt điện đường dây hạ áp, làm việc theo phiếu công tác hạ áp.
B. Cắt điện cả hai đường dây, làm việc theo phiếu công tác hạ áp
C. Cắt điện cả hai đường dây trong mọi trường hợp, làm việc theo phiếu công tác cao áp
D. Phải cắt điện đường dây hạ áp, việc cắt điện đường dây cao áp phụ thuộc khoảng cách giữa hai đường dây này có đảm bảo theo quy định an toàn không. Làm việc theo phiếu công tác cao áp.

Câu 92: Để chuẩn bị nơi  làm việc khi cắt điện một phần hay hoàn toàn, phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật sau:
1. Treo biển “ Cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở bộ truyền động dao cách ly. Biển “ Cấm mở van! có người đang làm việc”  ở van khí nén và nếu cần thì đặt rào chắn.
2. Đấu sẵn dây tiếp đất lưu động xuống đất. Kiểm tra không còn điện ở phần thiết bị sẽ tiến hành công việc và tiến hành làm tiếp đất.
3. Cắt điện và thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa việc đóng điện nhầm đến nơi làm việc như: dùng khoá để khoá bộ truyền động dao cách ly, tháo cầu chảy mạch thao tác, khoá van khí nén ...
4. Đặt rào chắn ngăn cách nơi làm việc và treo biển báo an toàn về điện theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Nếu cắt điện hoàn toàn thì không phải đặt rào chắn.
        Các công tác kể trên phải tiến hành lần lượt theo trình tự nào sau đây:
A. 1-2-3-4
B. 2-1-4-3
C. 3-1-2-4
D. 3-2-1-4


Câu 93: Khi công việc do đơn vị ngoài cử đến làm việc trên thiết bị của đơn vị QLVH của EVN thì người cấp phiếu công tác là:
A.    Đơn vị trưởng đơn vị QLVH thiết bị.
B.     Người có chức danh cấp phiếu công tác của đơn vị QLVH thiết bị
C.     Đơn vị trưởng đơn vị công tác
D.    Người có chức danh cấp phiếu công tác của đơn vị công tác

Câu 94: Những công việc nào sau đây phải cử người giám sát an toàn điện:
A. Khi đơn vị công tác làm việc ở những nơi đặc biệt nguy hiểm về điện.
B. Khi đơn vị công tác không có chuyên môn về điện.
C. Khi đơn vị công tác làm các công việc căng, kéo dây, lấy độ võng đường dây giao chéo ở phía dưới và gần đường dây đang vận hành.
D. Cả A, B và C

Câu 95: Những công việc nào sau đây cần cấp phiếu công tác mới:
A. Khi mở rộng phạm vi làm việc.
B. Khi kết thúc công việc nhưng kiểm tra lại thấy cần phải hoàn thiện thêm những khiếm khuyết.
C. Khi phát sinh thêm công việc mới (ví dụ nhiệm vụ làm vệ sinh nhưng phát hiện sứ đường dây bị hư hỏng phải thay mới)
D. Khi bổ sung tăng cường thêm người làm việc

Câu 96: Những công việc nào sau đây cần cấp phiếu công tác mới:
A. Công việc làm trên đường dây cao áp trong nhiều ngày theo phương thức sáng cắt, tối đóng lại vận hành
B. Công việc làm trên đường dây cao áp trong nhiều ngày mà không khôi phục lại hàng ngày
C. Công việc làm cắt điện lần lượt từng trạm biến áp trên một tuyến đường dây đang vận hành.
D. Cả A và C

Câu 97: Những trường hợp nào sau đây người giám sát an toàn điện có thể được tham gia kiêm nhiệm:
A.    Nhân viên trực ca phụ vận hành trạm biến áp.
B.     Làm thêm nhiệm vụ giám sát chất lượng thi công của đội công tác.
C.     Tham gia làm việc cùng đội công tác.
D.    Làm chức danh người cấp phiếu cho đơn vị công tác đó.

Câu 98: Người đại diện cho phép vào làm việc phải thực hiện những nhiệm vụ nào dưới đây:
A. Kiểm tra hết điện, làm tiếp đất tất cả những đường dây trong khu vực công tác cũng như các biện pháp an toàn khác đầy đủ, thích hợp với đặc điểm công việc và nơi làm việc.
B. Kiểm tra hết điện, làm tiếp đất đường dây do đơn vị mình quản lý, nhận bàn giao và kiểm tra tiếp đất các đường dây do đơn vị quản lý khác thực hiện, chịu trách nhiệm nơi làm việc đã đầy đủ các biện pháp an toàn
C. Thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc theo điều 65 Quy trình KTATĐ
D. Cả B và C

Câu 99: Để thực hiện công việc liên quan đến thiết bị của hai hay nhiều đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác cần đăng ký thủ tục cắt điện với đơn vị nào dưới đây:
A. Điều độ chỉ huy thao tác lưới điện
B. Đơn vị quản lý vận hành đại diện cho phép vào làm việc
C. Tất cả các đơn vị quản lý vận hành liên quan đến biện pháp an toàn chuẩn bị chỗ làm việc  ( Đ.43)
D. Chỉ cần xin nhân viên trực vận hành cho phép
           
Câu 100: Trưởng kíp vận hành của TBA 220kV cử nhân viên của trạm đi tháo tiếp đất di động trong các trường hợp sau đây, theo đ/c trường hợp nào đúng?
            A. 02 nhân viên sửa chữa có bậc AT 4/5.
            B. 03 nhân viên vận hành có bậc AT 2/5.
            C. 01 nhân viên vận hành có bậc AT 5/5.
            D. 02 nhân viên đang trực ca vận hành có bậc AT 4/5 và 3/5.


THÊM
Câu 100x: Giấy đăng ký công tác của đơn vị trong EVN và ngoài EVN có gì khác nhau?
            A. Không có gì khác.
            B. Khác nhau ở phần ký tên của lãnh đạo đơn vị.
            C. Giấy đăng ký công tác của đơn vị ngoài EVN phải có dấu.
            D. Giấy đăng ký công tác của đơn vị ngoài EVN phải có biên bản hiện trường. 

Câu 100y: Người cấp phiếu công tác là người của đơn vị nào ?
            A. Người của đơn vị điều độ.
            B. Người của đơn vị công tác.
            C. Người của đơn vị quản lý vận hành.
            D. Người của đơn vị ra lệnh công tác.  

Câu 100z: Thao tác hẹn giờ được thực hiện như thế nào ?
            A. Thực hiện ở những nơi không liên lạc được
            B. Phải so và chỉnh giờ theo đồng hồ người ra lệnh.
            C. Đến nơi thao tác phải thử hết điện bằng bút thử điện phù hợp với cấp điện áp .
            D. Tất cả các quy định trên


Câu hỏi về Luật lao động 2012 vàNghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013
Câu 101:

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 thì độ tuổi của người lao động là:
          A. Từ đủ 15 tuổi trở lên.
          B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
          C. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
          D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
( Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 102:

Theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2012 thì trong một năm, người lao động được nghỉ làm việc nhưng vẫn hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết nào sau đây:
          A. Nghỉ  10 ngày trong năm (01 ngày Tết Dương lịch; 05 ngày Tết Âm lịch; 01 ngày Chiến thắng 30/4; 01 ngày Quốc tế lao động 1/5; 01 ngày Quốc khánh; 01 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3).
         B. Nghỉ  09  ngày trong năm (01 ngày Tết Dương lịch; 04 ngày Tết Âm lịch; 01 ngày Chiến thắng 30/4; 01 ngày Quốc tế lao động 1/5; 01 ngày Quốc khánh; 01 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương).
         C. Nghỉ 07 ngày trong năm ( 01 ngày lễ quốc khánh 2-9, 01 ngày quốc tế lao động 1-5;  04 ngày tết âm lịch; 01 ngày giỗ tổ hùng vương 10-3 âm lịch;
         D. Nghỉ 06 ngày trong năm (01 ngày lễ quốc khánh 2-9, 01 ngày quốc tế lao động 1-5 và nghỉ 4 ngày tết âm lịch);
(Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2012)
Câu 103:

Có mấy loại hợp đồng lao động?
        A. 01 loại: hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
        B. 02 loại: hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn
        C. 03 loại: hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
        D. 04 loại: hợp đồng miệng, hợp đồng ký 03 tháng, hợp đồng ký 01 năm, hợp đồng ký không xác định thời hạn.
( Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 104:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn nhưng bản thân có khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn nhưng phải báo trước ít nhất:
            A. 10 ngày.                 B. 20 ngày.                 C. 30 ngày.                 D. 40 ngày
( Khoản 2 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 105:

Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là mấy tháng?
         A. 04 tháng, trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
        B. 05 tháng, trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
        C. 06 tháng, trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
         D. 07 tháng, trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
( Khoản 1 Điều 157 Bộ luật Lao động năm 2012)
Câu 106:

Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 được áp dụng đối với các đối tượng  nào sau đây?
            A. Người lao động Việt Nam; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động;
            B.Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã.
            C. Hộ gia đình; cá nhân có liên quan.
            D. Tất cả các đối tượng nêu trên.
( Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP – Phạm vi và đối tượng áp dụng)
Câu 106:

Số giờ làm thêm trong ngày được quy định chi tiết tại Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 như thế nào?
          1. Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 8 giờ trong 01 ngày;
          2. Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
         3. Không quá 8 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
         4. Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
 Chọn tổ hợp đáp án đúng:
          A. 1 và 3           B. 1 và 4         C. 2 và 3               D. 2 và 4
 ( Mục a, b Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP- Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi)
Câu 108:

Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định trường hợp nào sau đây phải lập phương án về các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động?
              A. Khi xây dựng mới công trình phục vụ  kinh doanh, sản xuất
              B. Khi cải tạo hoặc mở rộng công trình, cơ sở để sản xuất
              C. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động
            D. Tất cả các nội dung nêu trên.
( Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP – An toàn lao động, vệ sinh lao động
Câu 109:

Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định tai nạn nào được coi là tai nạn lao động.?
             A. Tai nạn xảy ra trong thời gian cơ quan tổ chức đi tham quan
             B. Tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
            C. Tai nạn xảy ra tại nơi làm việc và trong thời gian làm việc
            D. Tất cả các trường hợp tai nạn trên.
( Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP – Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp )
Câu 110:

Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định trách nhiệm chủ sở hửu sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như thế nào ?
              A . Ký hợp đồng với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng.
              B. Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
              C. Khai báo trước khi đưa vào sử dụng, báo cáo việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động với cơ quan có thẩm quyền
            D. Tất cả các trách nhiệm trên .
( Khoản 1và 2 Điều 23 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP – Kiểm định kỹ thuật an toàn lao dộng )

Câu 111:
Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về nội dung gì và có hiệu lực từ ngày nào ?
            A.  Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và có hiệu lực từ ngày 01/5/2013
           B. Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động; có hiệu lực từ ngày 01/5/2013
            C. Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động; có hiệu lực từ ngày ký 10/5/2013
            D. Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động; có hiệu lực từ ngày 01/7/2013
                               ( Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 )